Hợp đồng trọn gói là gì?

Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Hợp đồng trọn gói thường áp dụng cho các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.

1. Cơ sở pháp lý

2. Khái niệm hợp đồng trọn gói

3. Nguyên tắc thanh toán với hợp đồng trọn gói

  Điều 95. Thanh toán đối với loại hợp đồng trọn gói 

4. Gói thầu nào áp dụng với hợp đồng trọn gói?

5. Những lưu ý khi áp dụng hợp đồng trọn gói

5. Hỏi đáp tình huống về hợp đồng trọn gói?

Hỏi: Chúng tôi đã ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu  trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi để thực hiện hợp đồng theo hình thức trọn gói. Tuy nhiên, do sơ suất trong hợp đồng thiếu 1 nội dung (1 hạng mục), vậy nên xử lý tình huống này như thế nào?

Trả lời:

Hợp đồng trong các hoạt động đấu thầu là sản phẩm Cuối cùng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để gắn trách nhiệm của mỗi bên (trách nhiệm thực hiện và thanh toán) trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hợp đồng xây dựng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 48/2010/NĐ-CP là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
Do vậy, việc xử lý tình huống trên không thể tách rời hợp đồng đã ký giữa hai bên, các quy định pháp luật liên quan được sử dụng làm căn cứ để xây dựng hợp đồng. Trong đó, cần lưu ý các quy định về nội dung của hợp đồng trọn gói tại Điều 48 Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
– Hợp đồng theo hình thức trọn gói không được điều chỉnh giá hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng; không căn cứ vào dự toán cũng như các quy định hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác
– Đối với hợp đồng xây lắp sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành công việc theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiến thanh toán cho nhà thầu.
Căn cứ quy định nêu trên, trở lại tình huống của Bạn đối với hợp đồng trọn gói trong xây lắp thì có 2 tình huống dặt ra như sau:
a) Nội dung công việc của gói thầu là đủ rõ, giá hợp đồng là phù hợp với giá trúng thầu nhưng nội dung chi tiết lại thiếu giá của một hạng mục nào đó, ví dụ hợp đồng ghi:
Hạng mục A: 40
Hạng mục B: 30
Hạng mục D: 50
Tổng cộng : Giá hợp đồng ghi là 160 (thiếu giá của hạng mục C: 40)
Nếu trong hợp đồng ghi như trên với tổng là 160 nhưng bỏ sót giá của hạng mục C thì việc xử lý là đơn giản. Trong hợp đồng xây lắp thì việc nghiệm thu căn cứ theo thiết kế, còn việc thanh toán là theo hình thức hợp đồng Đối với hình thức hợp đồng trọn gói, khi nhà thầu hoàn thành theo đúng thiết kế thì được thanh toán bằng số tiễn ghi trong hợp đồng (tức giá hợp đồng) mà không phụ thuộc vào khối lượng thực tế thực hiện nhiều hơn hay ít hơn như nêu trong hợp đồng (Điều 48 Nghị đình 85/2009/NĐ- CP). Như vậy, nhà thầu được thanh toán là 160 như giá hợp đồng đã ký, miễn là công việc thực hiện được nghiệm thu theo thiết kế.
b. Trong hợp đồng ghi như sau:
Hạng mục A: 40
Hạng mục B: 30
Hạng mục D: 50
Tổng cộng : 120
Do hợp đồng đã ký là trọn gói theo thiết kế thì căn cứ Điều 48 Nghị định 85/2009/NĐ-CP, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện để đạt được theo thiết kế nhưng việc thanh toán chỉ là 120. Nói khác đi đây là sơ suất “chết người của nhà thầu. Nhưng hợp đồng đã ký thì phải thực hiện như thường nói là “bút sa gà chết .
Đối với hợp đồng theo đơn giá thì giá hợp đồng là 160 hay 120 đều không có nhiều ý nghĩa. Vì số tiền thanh toán cho nhà thầu căn cứ vào khối lượng thực tế (được xác nhận bởi nhà thầu, tư vấn giám sát và chủ đầu tư) và trên cơ sở đơn giá mà nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu.
Như vậy, việc đưa ra lời giải cho một tình huống cụ thể phụ thuộc vào nhiều chi tiết liên quan. Tuy nhiên, sự sơ suất đặc biệt trong hợp đồng là điều không nên có, bởi lẽ có khi phải trả giá dắt.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈