Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 213:1998 về Nhà và công trình dân dụng – Từ vựng – Thuật ngữ chung

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCVN 213:1998

NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – TỪ VỰNG – THUẬT NGỮ CHUNG

Building and civil engineering – Vocabulary – General terms

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ chung áp dụng cho nhà và công trình dân dụng. Phần này gồm:

a) Các khái niệm cơ bản như “Nhà ở” hoặc “Nhà” để làm cơ sở cho các định nghĩa khác nhau chuyên sâu hơn.

b) Các khái niệm chuyên sâu hơn được sử dụng trong nhiều chuyên ngành xây dựng và được dùng phổ biến trong các tiêu chuẩn, các quy định và trong các hợp đồng.

2. Cấu trúc bảng từ vựng

Các thuật ngữ được sắp xếp theo loại để dễ so sánh các khái niệm với nhau. Các thuật ngữ có cùng một nghĩa trong ngữ cảnh của nhiều loại sẽ được cho trong loại phù hợp nhất. Định nghĩa tương ứng với loại đó sẽ được cho ngay ở mục từ lặp lại trong bảng mục lục chữ cái. Nếu một thuật ngữ có nhiều nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể của một loại thì các định nghĩa tương ứng được cho lần lượt trong loại đó. Các thuật ngữ có nhiều nghĩa ở cùng một loại hay các loại khác nhau sẽ có một con số tiếp theo nằm trong ngoặc để phân biệt các nghĩa khác nhau.

3. Các loại nhà và công trình dân dụng

3.1. Các thuật ngữ cơ bản

3.1.1. Công trình xây dựng – construction works

Thuật ngữ chung để chỉ mọi vật thể được xây dựng hoặc là kết quả của các công tác xây dựng.

3.1.2. Công trình dân dụng – civil engineering works

Công trình xây dựng ngoại trừ nhà và các công trình phụ của nhà, ví dụ như một cái đập, một cái cầu, một con đường hoặc là kết quả của các công tác như nạo vét, thoát nước, gia cố đất.

3.1.3. Nhà – building

Công trình xây dựng có chức năng che cho người ở hoặc vật chứa bên trong, thông thường được thiết kế để tồn tại thường xuyên tại một chỗ.

3.2. Các thuật ngữ về công trình dân dụng

3.2.1. Kết cấu dưới mặt đất – substructure

Bộ phận một kết cấu nằm hoàn toàn hoặc phần lớn dưới mặt đất tiếp giáp hoặc dưới một mức chuẩn đã cho.

3.2.2. Công tác đất – earthworks

Công việc được thực hiện do đào hoặc đắp đất.

3.2.3. Hạ mức nước ngầm – dewatering

Phương pháp hạ mức nước ngầm cục bộ.

3.2.4. Hào – trench

Công trình đất đào hẹp và dài.

3.2.5. Tường chắn – retaining wall

Tường có chức năng chắn đỡ đất theo phương ngang hoặc chống lại áp lực của khối vật liệu khác.

3.2.6. Đường hầm – tunnel

Đường ngầm dưới đất có một độ dài nào đó, nằm ngang hoặc dốc.

3.2.7. Kết cấu bên trên – superstructure

Bộ phận kết cấu nằm hoàn toàn hoặc phần lớn ở trên mặt đất tiếp giáp và ở trên kết cấu dưới mặt đất.

3.2.8. Cầu – bridge

Công trình dân dụng cho phép việc người đi bộ, súc vật, xe cộ, xe tàu đường sắt, đường dẫn nước và các trang bị kĩ thuật vượt qua bên trên các chướng ngại vật hoặc giữa hai điểm ở cách mặt đất một độ cao nào đó.

3.2.9. Cầu vòm – arch bridge

Cầu có kết cấu chính là một vòm.

3.2.10. Cầu vòm có thanh căng – bow string bridge

Cầu có kết cấu chính gồm một vòm và thanh căng.

3.2.11. Cầu hẫng, cầu công xôn – cantilever bridge

Cầu mà bộ phận chính là các đầu hẫng.

3.2.12. Cầu dây văng, dây xiên – cable-stayed bridge

Cầu có các bộ phận chịu lực chính là dầm treo bởi dây cáp bố trí xiên.

3.2.13. Cầu treo – suspension bridge

Cầu có các bộ phận chịu lực chính là các cáp treo sàn cầu.

3.2.14. Cầu phao – floating bridge

Cầu nổi trên mặt nước.

3.2.15. Cầu di động – movable bridge

Cầu có sàn cầu có thể quay, lùi hoặc tiến để tăng khoảng không gian phía dưới.

3.2.16. Cầu cốt – bascule bridge

Cầu có sàn cầu được lắp đối trọng để có thể nâng lên bằng cách quay quanh một trục nằm ngang, thuận tiện cho tàu bè qua lại.

3.2.17. Cầu nâng – lift bridge

Cầu có sàn cầu có thể nâng lên thẳng đứng để cho tàu bè qua lại.

3.2.18. Cầu quay – swing bridge

Cầu có sàn cầu có thể quay quanh một trục thẳng đứng để cho tàu bè qua lại.

3.2.19. Cầu chéo – skew bridge

Cầu có trục dọc không vuông góc với các đường gối tựa.

3.2.20. Cầu nhiều nhịp – viaduct(1)

Cầu có nhiều nhịp.

3.2.21. Cầu cao – viaduct(2)

Cầu vượt có một khoảng không ở một độ cao lớn.

3.2.22. Cầu bộ hành – footbridge

Cầu cho người đi bộ.

3.2.23. Kết cấu túi hơi – air-supported structure

Kết cấu gồm một màng mỏng đàn hồi tạo hình bằng khí ép.

3.2.24. Kết cấu có vỏ chịu lực – stressed skin structure

Kết cấu được bao bọc bằng các bộ phận mỏng được thiết kế để tham gia chịu lực tổng thể.

3.2.25. Kết cấu không gian – space structure.

Kết cấu ba chiều chịu lực đặt tại điểm bất kì theo góc nghiêng bất kì so với bề mặt kết cấu và tác động theo hướng bất kì.

3.2.26. Tháp nước – water tower

Công trình dân dụng gồm một bể chứa lớn đặt cao trên mặt đất.

3.2.27. Xilô – silo

Công trình dân dụng để chứa một lượng lớn các vật liệu rời.

3.2.28. Đường xe chạy – road; roadway

Đường đi trên mặt đất chủ yếu cho xe cộ.

3.2.29. Đường công lộ – highway

Đường công cộng, bảo dưỡng bằng kinh phí công ích.

3.2.30. Luồng xe chạy – carriageway

Phần của đường hoặc của đường công lộ dành cho xe cộ. Ngoài ra còn có cả các phần phụ trợ như đường phụ, lối rẽ, dải đỗ xe dọc đường, chỗ dừng xe buýt.

3.2.31. Đường xa lộ – motorway

Phần đường có hai luồng xe chạy riêng biệt, không bị cắt ngang bởi làn giao thông ở cùng độ cao, dành riêng cho một số loại xe cơ giới.

3.2.32. Lề đường cứng. Dải dừng xe khẩn cấp – hard shoulder

Đoạn kề bên luồng xe chạy để đỗ xe khi có sự cố.

3.2.33. Dải xe đạp – cycle track

Đường hoặc phần đường dành cho xe đạp.

Chú thích: Ở một số nước, đường này cũng dùng cho xe máy.

3.2.34. Vỉa hè – road kerb

Vỉa thường được làm cao lên bằng đá, bằng bê tông hoặc vật liệu khác tạo bờ cho mặt đường.

3.2.35. Lề đường mềm – soft shoulder

Lề đường không cho xe cộ đi lại.

3.2.36. Lề đường – verge(2)

Phần xa lộ nằm ngoài luồng xe chạy nhưng gần như cùng một độ cao, nghĩa là phần đến sát bờ đắp hoặc sát chân ta-luy đào.

3.2.37. Dải ngăn cách ở giữa – central reserve

Dải trung gian ngăn chia các luồng xe chạy của một con đường không có xe chạy trên đó.

3.2.38. Luồng, làn giao thông – traffic lane

Phần lòng đường dành cho một làn xe, thường được đánh dấu luồng xe; đôi khi không đánh dấu.

3.2.39. Đường hầm, ngầm – underpass

Đường ở dưới một con đường hay một công trình để thuận tiện giao thông.

3.2.40. Đường chui – road over railway

Đường bên dưới một đường lấy làm chuẩn.

3.2.41. Cầu vượt – flyover

Đoạn đường ở phía trên một đường xe chạy hay một kết cấu để thuận tiện cho giao thông.

3.2.42. Đường phía trên – bridge over railway

Đường ở trên một đường lấy làm chuẩn.

3.2.43. Lối đi bộ – footpath

Đường dành cho người đi bộ.

3.2.44. Hè – footway

Phần đường để dành riêng cho người đi bộ.

3.2.45. Bãi đỗ xe – vehicle park

Diện tích được sắp xếp làm chỗ đỗ một số xe.

3.2.46. Chỗ đỗ – parking space

Diện tích cho chỗ đỗ một xe.

3.2.47. Ống buy – pipe

Kết cấu hình trụ, tròn hay bầu dục đúc sẵn bằng bê tông cốt thép hay thép dùng cho đường sá hay làm ống nước.

3.2.48. Cảng hàng không, sân bay – airport

Toàn bộ đất đai và thiết bị cần thiết để đảm bảo giao thông hàng không phục vụ một thành phố hay một vùng.

3.2.49. Đê chắn sóng – breakwater

Công trình dân dụng dùng để giảm hoặc ngăn sức mạnh của sóng.

3.2.50. Đập – dam

Công trình thủy lợi dùng để nâng mực nước tạo thành một hồ chứa hoặc để ngăn ngừa ngập lụt.

3.2.51. Đê – dyke

Vật cản thiên nhiên hoặc nhân tạo bảo vệ đất đai khỏi ngập lụt do nước sông hoặc nước biển.

3.2.52. Đê quai – coffer dam

Công trình xây dựng, thường là tạm thời, tạo nên khoảng khô để có thể thi công dưới mực nước.

3.2.53. Kênh – canal

Dòng nước nhân tạo

Thí dụ: Kênh tưới, kênh giao thông thủy.

3.2.54. Sông đã kênh hóa – canalized river

Sông có dòng chảy đã được điều chỉnh bằng các âu thuyền bố trí cách quãng dọc dòng sông để tàu thuyền đi lại được.

3.2.55. Âu thuyền – navigational lock

Hệ thống cửa cho phép giao thông giữa hai mực nước khác nhau.

3.2.56. Ụ khô – dry dock

Bể chứa để sửa chữa hoặc chế tạo tàu, có thể đóng bằng cửa kín nước và bơm khô.

3.2.57. Cầu tàu – ke – pier

Công trình viền bờ sông, bờ biển hoặc nhô ra xa bờ làm chỗ đậu tàu.

3.2.58. Cọc neo tàu – dolphin

Cọc hoặc bó cọc đóng ở chỗ neo tàu.

3.3. Thuật ngữ về nhà

3.3.1. Nhà ở – housing

Nhà dùng để ở.

3.3.2. Chỗ ở – dwelling

Đơn vị ở cho một gia đình.

3.3.3. Căn hộ – flat

Chỗ ở cho một gia đình, thường chỉ tại một tầng trong một ngôi nhà lớn hơn.

3.3.4. Căn hộ nhiều tầng – maisonnette

Căn hộ chiếm từ hai tầng trở lên trong một ngôi nhà lớn hơn.

3.3.5. Nhà một hộ – house

Ngôi nhà thiết kế cho một hộ ở.

3.3.6. Nhà một tầng – bungalow

Ngôi nhà chỉ có một tầng.

3.3.7. Kho – store

Ngôi nhà hoặc không gian trong một ngôi nhà để chứa hoặc phân phối vật dụng.

3.3.8. Tòa nhà – premises

Ngôi nhà có khối tích lớn, không phải là nhà công nghiệp, nông nghiệp.

3.3.9. Văn phòng – office building

Nhà chủ yếu dùng cho công tác hành chính hoặc văn phòng.

3.3.10. Nhà hàng – shop(1)

Ngôi nhà hoặc không gian trong một ngôi nhà để bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ bao gồm việc nhập và xuất hàng hóa và là nơi trưng bày cho khách hàng xem nếu cần.

3.3.11. Cửa hàng – shop(2)

Cửa hàng có kích thước nhỏ.

3.3.12. Nhà máy – factory

Ngôi nhà hoặc nhóm nhà chủ yếu dùng để chế tạo ra sản phẩm.

3.3.13. Xưởng – workshop

Ngôi nhà hoặc một không gian trong ngôi nhà, là nơi để gia công thủ công.

3.3.14. Xưởng mộc – joinery shop

Chỗ sản xuất đồ mộc.

4. Không gian

4.1. Không gian – space

Diện tích hoặc khối tích được giới hạn một cách thực tế hoặc lí thuyết.

4.2. Không gian làm việc – working space

Không gian cần thiết nhỏ nhất để tiến hành được một hoạt động xung quanh một cỗ máy nhất định.

4.3. Không gian sử dụng – activity space

Trong một ngôi nhà, diện tích hay thể tích dành cho một công năng xác định.

4.4. Tầng – storey

Không gian giữa hai sàn liên tiếp hoặc giữa một sàn và một mái.

4.5. Phòng – room

Không gian khép kín nằm ở một tầng (không phải là không gian giao thông).

4.6. Buồng kho giáp mái – loft

Không gian không dùng để ở mà thường để làm kho, nằm ở tầng giáp mái của một ngôi nhà.

4.7. Tầng hầm – basement storey

Tầng nằm dưới tầng trệt.

4.8. Tầng một, tầng trệt – ground floor.

Tầng có lối ra vào chính nằm ở mặt đất hoặc sát mặt đất.

4.9. Gác xép – mezzanine

Gác lửng trong tầng nhà cao.

4.10. Ban công – balcony(1)

Phần sàn phẳng, người ra được, vươn ra mặt ngoài một ngôi nhà.

4.11. Lôgia – balcony(2)

Phần sàn phẳng, người ra được, lùi vào phía trong mặt ngoài một ngôi nhà.

4.12. Cổng vào – porch

Chỗ vào nhà, có che, nhô ra hoặc lui vào mặt nhà.

4.13. Hầm nhà – cellaar

Tầng hầm dùng để cất chứa đồ đạc, thiết bị sưởi và cho mọi mục đích khác ngoài việc ở.

4.14. Nhà vệ sinh – toilet

Phòng có trang bị chậu xí và/hoặc chậu tiểu và chậu rửa mặt.

4.15. Nhà xí – WC

Phòng có trang bị một chậu xí.

4.16. Văn phòng – office

Không gian trong một ngôi nhà dành cho công tác quản lí, hành chính.

4.17. Phòng họp – hall

Phòng để hội họp.

4.18. Sân thượng – terrace

Diện tích nằm ngang ngoài trời, để người sử dụng, thường có lan can bao quanh và có thể dùng làm mái.

4.19. Không gian giao thông – circulation space

Không gian dành cho người, hàng hóa, và xe cộ di chuyển trong một ngôi nhà.

4.20. Hành lang – corridor

Không gian giao thông, hẹp, để đi vào các phòng và các diện tích khác.

4.21. Tiền sảnh – entrance hall

Không gian giao thông lớn trong nhà, ở ngay lối vào.

4.22. Hành lang bên – access balcony

Lôgia hoặc ban công ở mặt ngoài để đi vào nhiều căn hộ riêng biệt hoặc đến các đơn vị sử dụng khác trong một ngôi nhà.

4.23. Lối đi phụ – crawlway

Lối đến các thiết bị kĩ thuật, chiều cao chỉ cho phép vào bằng cách bỏ.

4.24. Đường phục vụ – service duct

Lối đi trong một số công trình xây dựng để lắp đặt hoặc kiểm tra các thiết bị kĩ thuật.

4.25. Buồng đệm – air lock

Không gian kín có hai cửa, ở giữa hai môi trường có trạng thái không khí khác nhau, cho phép đi từ môi trường này sang môi trường khác, mà không làm thay đổi đáng kể trạng thái của chúng.

4.26. Tiền phòng – lobby

Không gian giao thông nhỏ trước khi vào các phòng hay các không gian khác.

4.27. Giếng – shaft

Hố đào thẳng đứng hoặc nghiêng trong đất có thể để một người đi qua hoặc làm việc.

4.28. Giếng thang máy – lift well

Không gian để buồng thang máy và đối trọng (nếu có) dịch chuyển. Không gian này được bao quanh bởi đáy giếng, các vách gần như thẳng đứng và trần.

4.29. Giếng thang – stairwell

Không gian bố trí cầu thang chạy xung quanh.

4.30. Lồng thang – stair enclosure

Không gian dành cho cầu thang và các vách giới hạn không gian đó.

5. Các bộ phận ngôi nhà và công trình dân dụng

5.1. Các bộ phận kết cấu

5.1.1. Kết cấu – structure

Tổ hợp các cấu kiện ghép nối với nhau được thiết kế để tạo nên độ cứng.

5.1.2. Cấu kiện – structurel member

Bộ phận của một kết cấu dùng để chịu lực.

Thí dụ: Cột trong một khung hay lanh tô trong một vách ngăn.

5.1.3. Kết cấu thô – carcass

Ngôi nhà trong đó mới hoàn thành bộ khung.

5.1.4. Tường – wall

Bộ phận công trình thẳng đứng, thường bằng gạch đá hoặc bê tông để bao che hoặc phân chia một công trình và đảm bảo chức năng chịu tải hoặc chắn đỡ.

5.1.5. Móng – foundation

Bộ phận công trình dùng để truyền tải trọng xuống đất nền.

5.1.6. Móng giếng – well (foundation)

Móng đổ giếng đào.

5.1.7. Vòm – arch

Cấu kiện cong trong một mặt phẳng thẳng đứng và bắc qua một khoảng trống

5.1.8. Mặt chấn vòm – springing

Mặt phẳng để tựa chân vòm.

5.1.9. Dầm – beam

Bộ phận kết cấu dùng để chịu tải nằm ở khoảng giữa hoặc phía ngoài các điểm tựa, thường có kết cấu hẹp so với chiều dài, nằm ngang hoặc gần ngang.

5.1.10. Dầm nhỏ – joist

Một dầm trong một dãy dầm song song, thường nằm ngang.

5.1.11. Dầm hẫng/Bản hẫng – cantilever

Dầm hoặc tấm đan vươn ra ngoài gối tựa.

5.1.12. Thanh chống – strut

Cấu kiện để chịu lực nén.

5.1.13. Thanh căng – tie

Cấu kiện để chịu lực kéo.

5.1.14. Thanh giằng gió – wind brace

Cấu kiện dùng để chống gió.

5.1.15. Thanh kết cấu kim loại – structural steelwork

Thanh kim loại dùng làm kết cấu.

5.1.16. Vỏ mỏng – shell

Cấu kiện là một tấm mỏng có dạng cong.

5.1.17. Bệ cột; bệ chân tường – plinth

Phần nhô ra ở dưới một bức tường hoặc một bộ phận công trình ở dưới cột.

5.1.18. Tấm sàn; tấm mái – decking(1)

Cấu kiện chế tạo sẵn, tạo thành kết cấu nằm ngang của sàn hay mái.

5.1.19. Bản bê tông – concrete slab

Bộ phận công trình bằng bê tông, cứng, nằm ngang hoặc gần nằm ngang, có diện tích lớn hơn so với chiều dày.

5.1.20. Sàn đặc, sàn đúc liền khối – solid floor

Tấm sàn bê tông, không có lỗ rỗng và vật liệu chèn.

5.1.21. Tấm đan mặt cầu – deck

Tấm đan bê tông chịu tải của cầu.

5.1.22. Dầm liên tục – continuous beam

Dầm đặt trên ba gối tựa hoặc nhiều hơn.

5.1.23. Dầm chính – main beam

Dầm đỡ các dầm khác và bản thân không do dầm nào đỡ.

5.1.24. Dầm nổi – upstand beam

Dầm có một phần nổi trên đan bê tông ở bên dưới.

5.1.25. Cầu phong, rui – rafter

Dầm nhỏ dốc trực tiếp hoặc gián tiếp đỡ mái dốc.

5.1.26. Xà gồ – purlin

Dầm song song với chân mái trực tiếp đỡ cầu phong hoặc mái.

5.1.27. Chèm (đệm) gỗ – plate(1)

Miếng gỗ dùng làm bệ đỡ cho các bộ phận khác.

5.1.28. Tấm kim loại – plate(2)

Sản phẩm kim loại dạng phẳng, cứng và mỏng.

5.1.29. Dàn – roof truss

Khung phẳng làm việc như một dầm để đỡ mái.

5.1.30. Cột – column

Cấu kiện hình dáng mỏng, thường thẳng đứng, để truyền lực (thường là lực nén) xuống chân đế.

5.1.31. Trụ – pier (2)

Cột chống đặc và thẳng đứng.

5.1.32. Trụ nảy – attached pier

Trụ liền với tường.

5.1.33. Trụ cầu – bridge pier

Gối tựa trung gian của một cầu.

5.1.34. Cột kim loại – stanchion

Cấu kiện bằng kim loại có hình dáng mảnh, thẳng đứng để truyền lực (thường là lực nén) xuống chân đế.

5.1.35. Mố chặn – abutment

Bộ phận công trình dùng để chống lực đẩy ngang thường do một vòm hay một cầu gây ra.

5.1.36. Mố – bridge abutment

Gối tựa cuối cùng của một cầu đồng thời thực hiện sự tiếp giáp của kết cấu với đất bờ.

5.1.37. Tường chống – buttess

Một bộ phận kết cấu nhô ra từ một bức tường hay xây ốp vào mặt trước một bức tường để chống lực đẩy vào tường.

5.1.38. Vách cứng – shear wall

Tường chịu lực để chống lại lực ngang tác dụng vào trong chính mặt phẳng của nó.

5.1.39. Tường dọc chịu lực – spine wall

Tường trong chịu lực của nhà song song với trục chính của nhà.

5.1.40. Bản kê đỉnh tường – wall plate

Cấu kiện nằm dọc chiều dài đỉnh tường hoặc liền vào bức tường trên suốt chiều dài tường để phân bố lực từ dầm, cầu phong hoặc dàn.

5.1.41. Khung – frame(2)

Kết cấu chủ yếu gồm các thanh thẳng.

5.1.42. Khung cổng – portal frame

Khung phẳng, thường một tầng trong đó liên kết giữa các thanh thẳng đứng, nằm ngang hoặc xiên là liên kết cứng.

5.1.43. Khung (dàn) phẳng – plane frame

Kết cấu hai chiều (khung trong một mặt phẳng).

5.1.44. Dàn không gian – space frame

Tổ hợp ba chiều các thanh thép hình để làm mái có khẩu độ lớn.

5.1.45. Hệ giằng – bracing

Hệ thống các bộ phận kết cấu thường bố trí theo đường chéo, chịu nén hoặc kéo để làm cứng một kết cấu.

5.1.46. Cọc – pile

Bộ phận kết cấu dài, đóng sâu trong đất, dùng để truyền lực vào các lớp chịu lực của đất.

5.1.47. Cọc khoan nhồi – bored pile

Cọc tạo bằng cách nhồi bê tông vào một lỗ khoan trong đất.

5.1.48. Cọc đóng – driven pile

Cọc thi công bằng cách đóng vào đất.

5.1.49. Cọc chống – end-bearing pile

Cọc truyền lực vào đất, chủ yếu bằng lực nén ở đáy.

5.1.50. Cọc ma sát; cọc treo – friction pile

Cọc truyền lực vào đất chủ yếu bằng ma sát giữa bề mặt bên và đất bao quanh.

5.1.51. Cọc cừ thép – sheet steel pile

Một loại cọc thép móc với nhau đóng vào đất để chịu lực đẩy ngang.

5.1.52. Hố đào – digging

Hố đào để làm các kết cấu dưới mặt đất.

5.1.53. Mũ cọc; đài cọc – pile cap

Khối trên đầu một hoặc nhiều cọc truyền lực của kết cấu bên trên xuống một hoặc nhiều cọc.

5.1.54. Giằng gió – wind bracing

Giằng dùng để chống lực gió.

5.1.55. Móng cọc – pile foundation

Móng tạo bởi các cọc.

5.1.56. Móng bè – raft foundation

Móng gồm một đan liên tục trải ra khắp cả đáy một kết cấu, đôi khi vượt ra ngoài.

5.1.57. Móng hộp – casing

Bộ phận xây dựng kín nước chôn ngầm gồm một đáy và các tường tạo thành toàn bộ hoặc một phần hạ tầng kết cấu của một công trình.

5.1.58. Móng băng – strip foundation

Móng dài, hẹp thường nằm ngang.

5.2. Các bộ phận ngăn chia và bao che

5.2.1. Lớp trát phủ – lining

Lớp vật liệu bọc mọi bề mặt trong một ngôi nhà.

5.2.2. Lớp ngăn hơi nước – vapour barrier

Lớp vật liệu dùng để hạn chế sự truyền hơi nước.

5.2.3. Viên ốp lát – tile

Các viên mỏng, phẳng hoặc tạo hình dùng để che phủ.

5.2.4. Lưới chắn – grating

Lớp thoáng đặt trong một lỗ mở nhỏ trên sàn hay tường.

5.2.5. Lưới chắn – grille

Lưới thoáng để chia không gian hoặc ở trong một lỗ mở trên tường hoặc trần.

5.2.6. Sàn – floor

Bộ phận công trình tạo nên bề mặt dưới của mọi không gian trong ngôi nhà.

5.2.7. Lớp phủ sàn – flooring

Lớp trên cùng của sàn tạo bề mặt hoàn thiện.

5.2.8. Mặt sàn, bản mái – decking(2).

Bộ phận chế tạo sẵn để phủ sàn hay mái.

5.2.9. Sàn nổi – floating floor

Bộ phận công trình gồm các lớp trên cùng của sàn được đặt lên một lớp đỡ vững chắc hay các gối tựa đàn hồi để cách âm hoặc chống rung.

5.2.10. Sàn treo – suspended floor

Sàn đặt trên các gối tựa.

5.2.11. Áo đường – pavement

Kết cấu xây dựng bên ngoài gồm một lớp nền và lớp mặt, chủ yếu dùng cho xe cộ đi lại.

5.2.12. Bậc bốc dỡ – loading bay

Kết cấu nhô cao để thuận tiện cho việc chất dỡ hàng của xe cộ đường bộ.

5.2.13. Bậc bốc dỡ đường sắt – railway platfrom

Kết cấu nhô cao để thuận tiện cho lên xuống và cho việc chất dỡ hàng cho tàu xe đường sắt.

5.2.14. Đường dốc – ramp

Lối đi hoặc sàn dốc bắc giữa hai bề mặt có độ cao khác nhau.

5.2.15. Trần – ceiling

Bộ phận công trình che mặt dưới một sàn hoặc một mái tạo thành mặt trên của một không gian kín.

5.2.16. Trần giả – false ceiling

Trần dùng để giảm bớt chiều cao một căn phòng hoặc để tạo ra một không gian để chứa thiết bị kĩ thuật.

5.2.17. Trần treo – suspended ceiling

Trần được treo cách sàn hoặc mái bên trên một khoảng cách.

5.2.18. Mái – roof

Bộ phận công trình che phủ một ngôi nhà.

5.2.19. Lớp mái lợp – roofing

Lớp (các lớp) trên của một mái tạo thành một bề mặt chống thấm.

5.2.20. Mái bằng – flat roof

Mái nằm ngang hoặc hơi dốc.

5.2.21. Mái một dốc – monopitch foof

Mái chỉ nghiêng theo một mặt phẳng.

5.2.22. Mái dốc – pitched roof

Mái có độ dốc thông thường trên 10o (khoảng 15%) so với mặt nằm ngang.

5.2.23. Bán mái – lean-to roof

Mái một dốc có cạnh cao tì vào một bức tường.

5.2.24. Mái có tầng hầm – mansard roof

Mái có hai dốc ở hai bên đường nóc mái, phần thấp nhất bắt đầu từ diềm mái.

5.2.25. Mái răng cưa – sawtooth roof

Một dãy mái dốc trong đó một mái thường quay về phương Bắc (ở bắc bán cầu) có lắp kính và có độ dốc lớn hơn mái kia.

5.2.26. Diềm nóc hồi – barge board

Ván gỗ đóng ở hai cạnh nóc tường hồi.

5.2.27. Mép mái – eaves

Bờ thấp của mái dốc hay bờ của mái bằng.

5.2.28. Đường xống của mái – hip

Giao tuyến nghiêng của hai dốc của một mái dốc tạo thành một góc lồi.

5.2.29. Nóc mái – ridge

Giao tuyến của hai dốc ở đỉnh một mái dốc.

5.2.30. Xối mái – valley

Giao tuyến của hai dốc của một mái dốc tạo thành một góc lõm.

5.2.31. Bờ mái – verge

Cạnh dốc của mái dốc.

5.2.32. Lớp ốp ngoài – cladding

Lớp phủ bên ngoài, không chịu lực, thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng của một kết cấu.

5.2.33. Vách ngăn – partition

Kết cấu ngăn chia bên trong, thẳng đứng, không chịu lực.

5.2.34. Tường che – curtain wall

Tường không chịu lực ở ngoài nhà để bao che ngôi nhà.

5.2.35. Tường có hồi – gable wall

Tường có đinh nhọn.

5.2.36. Tấm tường ngoài – external panel wall

Bộ phận tường ngoài chèn giữa các bộ phận kết cấu.

5.2.37. Tường chung – party wall

Tường chung ngăn hai ngôi nhà hay hai thửa đất kề nhau.

5.2.38. Tường kê – sleeper wall

Tường thấp, chịu lực, tạo thành gối tựa trực tiếp cho một sàn tầng trệt không tì lên đất.

5.2.39. Tường lan can – parapet

Bộ phận công trình thẳng đứng, bao quanh một diện tích trên cao như một mái nhà, một ban công, một sân thượng, một cái cầu hoặc một bờ kè cao.

5.2.40. Vách kiểu khung – framed partition

Vách gồm một khung phẳng tạo thành ô liên tục chịu lực để đỡ các lớp mặt hay vật liệu chèn lấp.

5.2.41. Bệ cửa sổ – apron

Phần tường dưới cửa sổ.

5.2.42. Đầu hồi – gable

Phần tường hồi bên trên mép mái của một mái dốc.

5.2.43. Lan can – balustrade(1)

Bộ phận bảo vệ gồm một dãy bộ phận xây đặc thẳng đứng bên trên có giằng đầu.

5.2.44. Lan can – balustrade(2)

Bộ phận bảo vệ gồm một dãy thanh nhẹ thẳng đứng trên có tay vịn.

5.2.45. Đinh tường – coping

Bộ phận kết cấu nằm trên đỉnh tường hay lan can để bảo vệ, chống lại tác động thời tiết.

5.3. Các ô cửa và các bộ phận cửa

5.3.1. Cửa đi – door

Bộ phận công trình để đóng kín một ô cửa, dùng để ra vào, đóng mở bằng cách quay trên goong hoặc bản lề hoặc bằng cách trượt.

5.3.2. Cửa sổ – window

Bộ phận công trình để đóng kín một ô cửa thẳng hoặc gần thẳng đứng trên tường hoặc trên một mái dốc để chiếu sáng và đôi khi để thông gió.

5.3.3. Dãy cửa sổ nhô ra – bay window(1)

Bộ phận công trình nhô ra khỏi mặt nhà gồm một hoặc nhiều cửa sổ.

5.3.4. Cửa sổ nhô – bay window(2)

Cửa sổ nhô ra hình chữ nhật.

5.3.5. Cửa sổ cong nhô – bow window

Cửa sổ nhô ra hình cong.

5.3.6. Cửa mái (hoặc cửa trổ mái) – dormer window

Bộ phận công trình gồm một cửa sổ nhô ra ở mái dốc.

5.3.7. Cửa sổ cao trên tường – clerestory window

Cửa sổ ở phần cao của một bức tường có thể được chiếu sáng từ phía trên một mái nhà bên cạnh.

5.3.8. Cửa trời – lantern light

Bộ phận công trình nhô lên có lắp kính ở trên mái bằng hoặc trên nóc một mái dốc.

5.3.9. Cửa sổ vươn – oriel window

Cửa sổ, nhô ra khỏi mặt nhà, được đỡ bằng dầm hẫng hay công sơn.

5.3.10. Cửa chiếu sáng hầm mái – fooflight

Bộ phận công trình để đóng một ô cửa ở một mái bằng hoặc một mái dốc chủ yếu để chiếu sáng gồm một khung có lắp kính.

5.3.11. Cửa mái dốc – roof window

Kết cấu để đóng lắp vào một ô cửa tại một mái dốc để thông gió và chiếu sáng.

5.3.12. Cửa hãm – fanlight

Cửa sổ bên trên cửa đi hay bên trên cửa lấy ánh sáng, làm ở phần trên của cùng khuôn cửa.

5.3.13. Cửa sổ trong nhà – borrowed light

Cửa sổ ở một bức tường hoặc một vách trong nhà.

5.3.14. Khung cửa – frame(1)

Khung bao quanh cánh cửa đi hoặc cửa sổ v.v… để cố định vị trí cửa.

5.3.15. Khuôn cửa đi, khung cửa đi – door frame

Khung trong đó lắp cánh cửa.

5.3.16. Khung cửa sổ, khuôn cửa sổ – window frame

Khung trong đó lắp kính cửa sổ.

5.3.17. Đố đứng – mullion

Thanh đứng chia một ô cửa hoặc một khung cửa.

5.3.18. Đố ngang – transom

Thanh ngang trung gian của một ô cửa hoặc một khung cửa sổ hoặc cửa đi.

5.3.19. Khung cánh cửa – casement

Bộ phận cố định hoặc mở được gồm chủ yếu một khung để lắp kính, chấn song, bịt kín hoặc nan chớp.

5.3.20. Khung cửa mái

Bộ phận công trình để đóng một ô cửa ở mái chủ yếu dùng để chiếu sáng gồm một khung và kính.

5.3.21. Lá sách – shutter

Bộ phận di động lắp ở một ô cửa tạo thành một rào chắn an toàn hoặc để khống chế việc truyền nhiệt, ánh sáng hoặc làm chậm sự lan truyền của lửa và khói.

5.3.22. Tấm lá chớp – louvres

Mặt gồm các nan chớp song song cách quãng.

5.3.23. Chân ô cửa – jamp(1)

Phần thẳng đứng của một bức tường ở vị trí ô cửa.

5.3.24. Thanh biên khung cửa – jamp(2)

Phần bên thẳng đứng của một khung cửa hoặc của lớp trát một ô cửa.

5.3.25. Mặt cạnh ô cửa – reveal

Mặt của một phần bên thẳng đứng ở phía trong một ô cửa.

5.3.26. Lanh tô – lintel

Dầm chịu tải trọng ở trên một ô cửa.

5.3.27. Đường ống khói – chimney

Bộ phận công trình chứa một hoặc nhiều ống khói.

5.3.28. Đầu ống khói – chimney stack

Bộ phận đường ống khói vượt lên trên mái.

5.3.29. Ống khói – flue

Ống dẫn các sản phẩm cháy ra ngoài trời.

5.3.30. Bệ lò sưởi – fireplace

Bộ phận công trình chứa lò sưởi.

5.3.31. Lò sưởi – fireplace recess

Không gian dành riêng trong một bức tường hoặc trong một thành lò sưởi trong đó đặt thiết bị sưởi và từ đó xuất phát một ống khói.

5.3.32. Thành lò sưởi – chimney breast

Phần tường nhô ra chứa chỗ đốt và chỗ xuất phát của ống khói.

5.3.33. Ống khói độc lập – chimney shaft

Ống khói không liên kết với công trình mà nó thoát khỏi.

5.3.34. Bậu cửa – sill

Bộ phận xây dựng làm trong một bức tường để đặt một khung cửa hoặc phần dưới một khung cửa.

5.4. Hệ thống kĩ thuật, thiết bị, máy móc.

5.4.1. Thiết bị kĩ thuật – services

Hệ thống các máy móc, đường ống, dây cáp, ống dẫn và các giá đỡ.

5.4.2. Thiết bị gắn liền với công trình – fitments

Các thiết bị như thiết bị vệ sinh hoặc các khối bếp, phục vụ người sử dụng, gắn liền với ngôi nhà ở những diện tích nhất định.

5.4.3. Hệ thống lắp đặt – installation

Hệ thống gồm thiết bị và các bộ phận được lắp đặt vào vị trí để thực hiện một nhiệm vụ kĩ thuật.

5.4.4. Hệ thống thiết bị vệ sinh – sanitation installation.

Hệ thống cung cấp nước nóng, nước lạnh tới các thiết bị vệ sinh bên trong một ngôi nhà và để thải nước bẩn.

5.4.5. Phụ tùng – appliance

Bộ phận của thiết bị, dùng để nối gắn vào một thiết bị.

5.4.6. Phụ kiện dùng cho cấp nước – sanitary appliance

Các phụ kiện cố định dùng để cấp nước cho ăn uống, cho giặt rửa hoặc cho xả nước bẩn.

5.4.7. Bộ xí – water closet suite

Thiết bị vệ sinh gồm một chậu xí, thùng xả nước và đường ống cần thiết.

5.4.8. Rèm thảm – furnishings

Rèm, thảm và các vật liệu mềm tương tự dùng để trang trí các diện tích có người sử dụng.

5.4.9. Cỗ máy – plant(1)

Máy, trang thiết bị nặng được lắp đặt để vận hành phục vụ kĩ thuật (thí dụ thiết bị sưởi hoặc thông gió).

5.4.10. Ống dẫn – duct

Bộ phận được bao kín dùng làm đường dẫn không khí, khí đốt, đường cáp, ống v.v….

5.4.11. Ống – pipe

Ống có chất lỏng chảy trong đó.

5.4.12. Giếng thăm – manhole

Hố mà người có thể đi qua đến một thiết bị ngầm.

5.4.13. Phụ tùng ống – pipe fitting

Bộ phận dùng để lắp nối ống, đỡ ống hoặc thay đổi hướng hay tiết diện ống.

5.4.14. Thang băng – escalator

Thang chuyển động bằng máy.

5.4.15. Thang máy – lift

Thiết bị nâng, được lắp trong nhà, phục vụ cho các độ cao nhất định gồm một ca bin di chuyển, chạy suốt hoặc là một phần, dọc các thanh dẫn hướng dẫn thẳng đứng hoặc thanh dẫn hướng nghiêng dưới 15o so với đường thẳng đứng.

5.4.16. Cabin thang máy – lift car

Bộ phận thang máy để tiếp nhận người và/hoặc tải trọng để vận chuyển.

5.4.17. Điều hòa không khí, điều tiết không khí – air-conditioning

Việc xử lí không khí bằng cơ khí cho phép điều chỉnh: nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch và sự phân phối bên trong một không gian.

5.4.18. Hệ thống thoát nước – drainage system

Hệ thống các ống dẫn để dẫn nước mặt, nước thải và nước bẩn từ điểm thu đến điểm xả hay tới hệ thống cống hoặc để tháo nước ngầm.

5.4.19. Thoát nước ngầm – land drainage

Ống thấm dùng để thu và tháo đi nước chứa trong đất.

5.4.20. Ống thoát nước – drain

Ống (thường chôn dưới đất) và các giá đỡ, phụ tùng và giếng thăm dùng để thoát nước.

5.4.21. Máng nước mưa – rainwater gutter

Máng để thu và thoát nước mưa từ mái xuống.

5.4.22. Hệ thống cống – sewerage system

Hệ thống thu và thoát nước mặt, nước xí, nước thải từ nhiều tòa nhà.

5.4.23. Cống – sewer

Ống hoặc bộ phận công trình khác, thường ngầm dưới đất, với các giá đỡ, phụ tùng và giếng thăm dùng cho một hệ thống cống.

5.4.24. Đường dây dẫn điện – electrical conduit

Ống chứa và bảo vệ dây điện, cáp điện.

5.5. Các phần khác

5.5.1. Các lớp hoàn thiện – finishings

Các lớp phủ và xử lí cuối cùng của các bề mặt và các chỗ giao nhau.

5.5.2. Đồ đạc – furniture

Trang bị cho người sử dụng thường không gắn liền với ngôi nhà.

Thí dụ: bàn, giường…

5.5.3. Bộ phận nhà – building element

Bộ phận quan trọng của ngôi nhà đảm bảo một chức năng nhất định.

Thí dụ: móng, sàn, mái, tường, thiết bị kỹ thuật.

5.5.4. Bộ phận xây dựng – construction

Bộ phận được lắp ráp hoặc thực hiện do một công tác trên công trường.

5.5.5. Lớp chống thấm – damp – proof course

Cấu tạo thường gồm một lớp hoặc một băng vật liệu đặt bên trong một bức tường, một ống khói hoặc một bộ phận công trình tương tự để ngăn ẩm đi qua.

5.5.6. Màng chống thấm – damp-proof membrane

Lớp hoặc lá vật liệu đặt trong một sàn hoặc một bộ phận công trình tương tự, hoặc đặt thẳng đứng phía trong một bức tường để ngăn ẩm đi qua.

5.5.7. Bộ phận mộc – joinery

Toàn thể các bộ phận và panô bằng gỗ, không tham gia vào bộ khung hoặc tường bao che.

5.5.8. Kết cấu gỗ – carpentry

Công tác mộc làm kết cấu gỗ.

5.5.9. Cầu thang – stair; staircase

Bộ phận công trình gồm các bậc nằm ngang (bậc hoặc chiếu nghỉ) dùng để đi bộ từ độ cao này sang các độ cao khác.

5.5.10. Chiếu nghỉ, chiếu tới hoặc chiếu thang – landing

Bề mặt phẳng hoặc một phần của sàn ở đầu một đợt thang hoặc chỗ vào thang máy.

5.5.11. Đợt thang – flight

Dãy liên tục các bậc thang giữa hai chiếu thang.

5.5.12. Tầng hầm – basement

Bộ phận sử dụng được của một ngôi nhà nằm một phần hay toàn phần dưới cao trình mặt đất bên ngoài.

5.5.13. Mối nối – joint(1)

Bộ phận kết cấu tạo bởi các phần tiếp giáp của hai hoặc nhiều sản phẩm, cấu kiện hoặc bộ phận công trình khi chúng được ghép lại hoặc cố định, có hoặc không dùng một vật liên kết.

5.5.14. Khe nối, mạch – joint(2)

Vị trí trong công trình ở đó có mối nối.

5.5.15. Phụ tùng kim loại – ironmongery

Các phụ kiện nhỏ, thường bằng kim loại, chủ yếu dùng để thao tác và đỡ tựa cho cửa đi, cửa sổ và các bộ phận mộc.

5.5.16. Phụ tùng cửa – door furniture

Phụ tùng kim loại cho cửa đi.

5.5.17. Gioăng – seal

Vật liệu định hình dùng để bịt kín, chống bụi, ẩm, gió… lọt vào.

5.5.18. Nẹp che – flashing

Băng nẹp vật liệu chống thấm bảo vệ khe, ngăn nước mưa lọt vào.

5.5.19. Litô, mè – batten

Thanh có tiết diện nhỏ thường bằng gỗ để đỡ các vật liệu tấm lợp, đá đen, ngói và vật liệu tương tự.

5.5.20. Chi tiết cố định – cradling

Chi tiết liên kết giữa kết cấu và các bộ phận cần cố định như lớp phủ hay lớp ốp.

5.5.21. Lớp phủ – casing

Vật liệu hoặc cấu kiện để phủ hoặc bảo vệ một bộ phận kết cấu hoặc một phần thiết bị.

5.5.22. Công xôn – bracket

Bộ phận đỡ nhô ngang khỏi một mặt đứng.

5.5.23. Tắc kê – ground

Miếng có tiết diện nhỏ, thường bằng gỗ dùng để đóng miếng gỗ chân tường, dầm đầu cột, diềm cửa đi hoặc mọi bộ phận tương tự và cũng có thể được sử dụng như chi tiết phụ tùng cho việc trát thạch cao.

5.5.24. Thanh nẹp – trim

Miếng có tiết diện nhỏ, dùng trong công tác hoàn thiện, thường để che mối nối.

5.5.25. Bệ lò sưởi – chimney stage

Khung nhô ra bao bọc chỗ đốt sưởi.

6. Vật liệu (bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm)

6.1. Vật liệu – material

Chất liệu dùng để chế tạo ra sản phẩm hoặc các kết cấu.

6.2. Thành phẩm xây dựng – component

Sản phẩm được chế tạo như một đơn vị riêng biệt để thực hiện một hay nhiều chức năng riêng.

6.3. Sản phẩm – product

Mọi vật được chế tạo hoặc thiết kế để đưa vào công trình.

6.4. Thanh – bar

Đoạn cứng và thẳng, có tiết diện nhỏ so với chiều dài, thường bằng kim loại.

6.5. Thanh tròn – rod

Đoạn nhỏ có tiết diện tròn cứng và đặc, thường là kim loại.

6.6. Blốc – block

Cấu kiện hình hộp chủ yếu dùng để xây tường thường bằng đất sét nung hay bê tông.

6.7. Thanh định hình – section

Sản phẩm được tạo hình liên tục có một tiết diện ngang nhỏ hơn so với chiều dài.

6.8. Ống – tube

Thanh rỗng ruột có tiết diện ngang khép kín.

6.9. Phụ gia – additive

Vật liệu cho thêm với liều lượng nhỏ vào chất lỏng hoặc vào vật liệu hạt để tạo ra một sự thay đổi về tính chất như mong muốn.

6.10. Phụ gia trộn – admixture

Phụ gia cho thêm trong quá trình trộn.

6.11. Cốt liệu – aggregate

Vật liệu hạt, trơ, được tạo từ vật liệu thiên nhiên như đá, sỏi, cát hoặc vật liệu nhân tạo như xỉ.

6.12. Đất đắp – fill

Vật liệu lắp vào để nâng cao trình của đất.

6.13. Đất có cốt – reinforced earth

Vật liệu hỗn hợp tạo bởi đất và cốt gia cố

6.14. Bê tông – concrete

Hỗn hợp gồm cốt liệu, xi măng và nước, đông cứng lại.

6.15. Xi măng – hydraulic cement

Vật liệu vô cơ hạt mịn, khi cho thêm một lượng nước thích hợp, tạo thành một hồ nhão có thể đông cứng trong nước cũng như trong không khí và có thể gắn kết các vật liệu hạt với nhau.

6.16. Cốt – reinforcement

Thép tròn, thép thanh, sợi hoặc cáp được đặt trong một vật liệu để tăng sức chịu một số loại ứng suất.

6.17. Vữa lỏng – group

Hỗn hợp lỏng chất kết dính, cốt liệu mịn và nước sẽ đóng rắn sau khi trát vào các vết nứt hoặc lỗ.

6.18. Vữa – motar

Hỗn hợp cốt liệu mịn với nước và xi măng hoặc vôi hoặc hỗn hợp cả hai, sẽ đóng rắn sau khi thi công và được sử dụng cho mạch xây.

6.19. Vữa trát – plaster

Hỗn hợp gốc vôi, xi măng hoặc thạch cao (sunfat canxi khan) có hoặc không thêm cốt liệu, sợi hoặc vật liệu khác. Nó được dùng làm lớp phủ tường, trần và đóng rắn sau khi trát.

6.20. Vật liệu trát – rendering material

Hỗn hợp cốt liệu mịn với nước, xi măng hoặc vôi hoặc hỗn hợp cả hai hoặc với các chất dính kết khác, sẽ đóng rắn sau khi thi công và dùng làm lớp phủ tường và trần.

6.21. Atphan – asphat; asphanlte

Hỗn hợp bitum và cốt liệu khoáng.

6.22. Bitum – bitumen

Chất lỏng nhớt hoặc chất rắn gồm chủ yếu cacbuahyđrô và các dẫn suất tan trong sunfua cacbon.

6.23. Vật liệu cách li – insultating material

Vật liệu dùng để ngăn hoặc giảm việc truyền nhiệt, âm hoặc điện.

Chú thích: Khi dùng thuật ngữ này, dạng năng lượng phải được định rõ.

6.24. Mát tít – sealant

Vật liệu dẻo không có hình xác định dùng cho mối nối và để ngăn bụi, ẩm và gió….

6.25. Sơn – paint

Sản phẩm lỏng hoặc bột (sơn bột) chứa các chất màu dùng để quét lên các bề mặt tạo thành một lớp mờ có đặc tính bảo vệ, trang trí hoặc kĩ thuật đặc biệt (vệ sinh, chống trơn, cách li….)

6.26. Lớp bả – sealer

Chất lỏng dùng để quét lên các bề mặt hút, khi khô sẽ giảm khả năng hút của bề mặt.

6.27. Lớp độn trần – pugging

Cát hoặc vật liệu tương tự đổ trên trần, giữa các dầm nhỏ để cách âm.

7. Thi công, lập hồ sơ và trang thiết bị công trường

7.1. Xây dựng – construction work

Hoạt động liên quan đến xây dựng các công trình.

7.2. Công tác mộc – joinery work

Nghề sản xuất các bộ phận mộc và đặt chúng vào ngôi nhà.

7.3. Công tác xây dựng dân dụng – civil engineering work

Công tác liên quan đến xây dựng các công trình dân dụng.

7.4. Việc đào đất – excavation

Đào, san, bóc đất hoặc lấp đất.

7.5. Công tác đất – earthwork

Thi công hố đào và đắp đất.

7.6. Kê chống – underpinning

Cho thêm một vật đỡ dưới một kết cấu có sẵn

7.7. Sự câu gạch – bond(1)

Bố trí các viên trong một khối xây hoặc lát.

7.8. Công trường – site

Nơi các công trình được xây cất.

7.9. Lắp dựng trên công trường – site assembly

Lắp các kết cấu trên công trường.

7.10. Khuôn vòm – centring

Vật đỡ tạm thời để xây vòm.

7.11. Giàn giáo – scaffolding

Kết cấu tạm thời để công nhân đi lại khi thi công trong một công trình và để làm giá đỡ vật liệu và thiết bị.

7.12. Ván khuôn, cốp pha – formwork; shuttering

Bộ phận kết cấu tạm, dùng để giữ vật liệu đúc trên công trường, tạo hình dáng yêu cầu.

7.13. Máy móc thi công – plant(2)

Công cụ, máy móc và mọi thứ dùng trong xây dựng.

7.14. Dụng cụ cầm tay – tool

Công cụ để làm một việc nào đó, thông thường cầm tay.

8. Người tham gia vào đồ án và người sử dụng

8.1. Đối tượng sử dụng – user

Tổ chức, người, súc vật hoặc đồ vật mà ngôi nhà được thiết kế cho các đối tượng đó.

8.2. Công nhân xây dựng – operative

Người thực hiện một công tác xây dựng bằng lao động thủ công hoặc vận hành các máy móc.

9. Đặc trưng và chất lượng sử dụng

9.1. Tính năng sử dụng – performance

Tính chất liên quan đến việc sử dụng.

9.2. Yêu cầu của người sử dụng – user requirement

Những yêu cầu cần thực hiện.

9.3. Kích thước – dimension

Khoảng cách theo một hướng đã biết hoặc dọc theo một đường đã biết.

9.4. Kích cỡ – size

Giá trị của kích thước biểu thị bằng một đơn vị nhất định.

Chú thích: Kích cỡ của một bề mặt, không gian hoặc một vật cũng có thể biểu thị bằng các số hạng giá trị của hai hay nhiều kích thước.

9.5. Diện tích phủ bì – gross floor area

Toàn bộ diện tích một ngôi nhà, kể cả diện tích để xây tường ngoài.

9.6. Diện tích thông thủy – net floof area

Toàn bộ diện tích một ngôi nhà, không kể diện tích xây tường ngoài.

9.7. Chiều cao thông thủy, chiều cao thoáng – headroom

Khoảng cách thẳng đứng tối thiểu, không có chướng ngại vật do thực tế hay yêu cầu, ở trên một điểm đang xét.

9.8. Nhịp – span

Khoảng cách giữa hai gối tựa.

9.9. Nhịp thông thủy, khẩu độ – clear span

Không gian trống giữa các mặt đối diện của các gối tựa.

9.10. Tính đàn hồi – elasticity

Đặc trưng của một vật liệu hay một phận công trình có khả năng phục hồi dạng ban đầu sau khi không còn ứng lực đã làm nó biến dạng.

9.11. Độ dính – bond(2)

Sự dính giữa các vật liệu.

9.12. Độ kín nước – watertightness(1)

Đặc tính của một kết cấu không cho nước đi qua.

9.13. Công tác làm kín nước – watertighness

Mọi biện pháp đảm bảo độ kín nước.

9.14. Chi phí – cost

Số tiền chi ra (hoặc phải chi ra) bởi một người mua một sản phẩm, một dịch vụ hay một công việc nhất định.

10. Môi trường và chỉnh trang

10.1. Nước phân – foulwater(1)

Nước chứa phân người hoặc phân súc vật hoặc chất thải công nghiệp.

10.2. Nước thải – foulwater(2)­ soil (deprecated)

Nước thải khi chảy trong các cống ngầm.

10.3. Nước cống – sewerage(1)

Nước phân, nước thải chảy trong một hệ thống cống.

10.4. Nước thải sinh hoạt – waste water

Nước thải từ phòng vệ sinh, bếp và nhà công nghiệp.

10.5. Nước thải – sewerage(2)

Nước phân, nước thải, nước cống và nước mưa chảy trong một hệ thống cống.

10.6. Nước mưa – rainwater

Nước do mưa thu từ các ngôi nhà và các kết cấu.

10.7. Nước mặt – surface water, stormwater deprecated

Nước rơi từ bề mặt các ngôi nhà, kết cấu hoặc mặt đất.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈