Quy trình thi công nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng, xây dựng nhà xưởng, nhà kho theo yêu cầu của khách hàng bằng vật liệu gì để tiết kiệm chi phí, có thời gian sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật như cách nhiệt, chống cháy là bài toán nan giải đối với các chủ đầu tư hiện nay. Giải pháp cho vấn đề hóc búa này là gì? Liệu có vật liệu nào đáp ứng được những tiêu chí trên?

Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Quy trình xây dựng nhà xưởng nhà kho chuyên nghiệp

Tiếp nhận và bảo quản vật tư trong quá trình xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Việc tiếp nhận và bảo quản vật tư là một khâu khá là quan trọng. Đại đa số các đơn vị cung cấp vật tư đầy đủ song trong quá trình giao nhận phát sinh số lượng vật tư, chủng loại vật tư không đồng điệu thừa thiếu không hợp lý. Trong phiếu giao hàng có nhiều đơn vị cung cấp vật tư ghi bằng tiến Anh,vì thế sẽ gây trở ngại cho việc giao nhận vật tư. Nếu như bị vậy, bạn chỉ cần nhìn mã hàng được ghi trong vận đơn và mã hàng được dán trên bề mặt vật tư để giao nhận rồi đối chiếu với tổng số lượng theo hợp đồng mua bán vật tư. Nhất là phần giao nhận các chủng loại Bulông – Bản mã, các bạn phải kiểm tra cận thận.

Thi công lắp đặt bulông móng trong quá trình xây nhà xưởng – xây nhà kho :

Việc tiến hành nhận Bulông móng và lắp đặt bao giờ cũng là công đoạn đầu tiên của quy trình lắp đặt nhà thép tiền chế làm nhà xưởng, nhà kho. Đại đa số các Công ty tham gia dịch vụ lắp đặt nhà thép Tiền chế đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế các trang thiết bị phụ vụ cho công tác lắp đặt Bulông móng thường thiếu thốn vì lý do đầu tư ban đầu cao.

 

Quy trình lắp dựng nhà xưởng

Thi công lắp dựng phần khung chính trong quá trình xây nhà xưởng – xây nhà kho:

Hiện nay có một số doanh nghiệp tham gia lắp dựng nhà khung thép Tiền chế đã mạnh dạn đầu tư ngay từ đầu thiết bị máy đo Kinh vĩ; máy chiếu Laze để phục vụ công tác lắp đặt.

Với công nghệ tiên tiến đảm bảo độ chính xác rất chuẩn về góc vuông, mặt phẳng, độ cao. Các máy đo Kinh vĩ, các máy chiếu Laze là điều không thể thiếu trong quá trình thi công lắp đặt Bulông móng.

Trong quá trình xây nhà xưởng – xây nhà kho, đây là phần lắp đặt chính của nhà thép Tiền chế, tuỳ theo kích thước của khu nhà xưởng – nhà kho mà bố trí xe cẩu để thi công. Nếu khổ rộng của nhà xưởng – nhà kho từ 30m trở lên thì phải bố trí xe cẩu hợp lý để lắp đặt, tránh bị uốn cong thanh Kèo làm tuổi thọ công trình bị giảm sau này.

 

Quy trình lắp dựng nhà xưởng

Việc lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên là quan trọng nhất trong quá trình xây nhà xưởng, nhà kho, nó định hình toàn bộ cho cả khu nhà sau này. Tuỳ theo mặt bằng thi công mà người ta có thể lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên từ giữa nhà rồi triển khai ra 2 bên đầu hồi, hoặc triển khai từ đầu hồi nhà. Thông thường nên triển khai lắp đặt từ một đầu hồi nhà rồi phát triển vào trong.

Sau khi lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên xong, các bạn phải giằng níu thật chặt đảm bảo Cột kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm thật tốt và chuẩn để làm căn cứ tiếp tục triển khai công đoạn tiếp theo trong quá trình xây nhà xưởng –  xây nhà kho.

Trong phần thi công lắp đặt Cột, Kèo của các gian nhà xưởng – nhà kho, yêu cầu công việc bắt buộc phải thi công trên cao. Chính vì thế công nhân làm việc trên cao cần phải được trang bị dây đai an toàn và phải có dây cứu sinh được lắp đặt trên cao.tuỳ theo khẩu độ rộng của nhà xưởng – nhà kho mà bố trí dây cứu sinh. Thông thường dây cứu sinh được lắp đặt nối từ hai đầu Cột Kèo theo khổ rộng của khu nhà xưởng – nhà kho, mỗi đầu dây cứu sinh tại điểm Cột Kèo phải được bắt chặt và cao hơn so với mặt Kèo 1m.

Lắp đặt phần tôn mái nhà xưởng – nhà kho:

Việc lắp dựng phần tôn mái được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác, các Bulông, các thanh giằng đã được bắt chặt.

Cũng như phần lắp đặt khung chính, phần lắp đặt tôn mái cũng yêu cầu tấm tôn đầu tiên đòi hỏi phải được làm rất cẩn thận, nó chính là tiêu điểm cho các tấm tôn lắp đặt sau này. Công việc tiếp theo các bạn phải lấy dấu cho từng tấm tôn, việc làm trên đảm bảo chắc chắn sau khi lợp xong công trình, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh Xà Gồ. Nếu không làm như vậy thì sau khi thi công lợp tôn mái đến giai đoạn cuối phải căn chỉnh rất vất vả, về mĩ thuật trông rất xấu, về kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

 

Quy trình lắp dựng tôn mái

Đối với các công trình có thêm phần lợp bông cách nhiệt nằm dưới tôn mái thì điều này càng phải được triển khai để đảm bảo các mối nối của bông cách nhiệt thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt phẳng đều, không bị nhăn.

Lắp dựng hệ vách ngăn cho nhà xưởng – nhà kho:

Công đoạn thi công lắp đặt vách ngăn nhà xưởng – nhà kho các bạn cho tiến hành thi công giống như lắp đặt tôn mái.. Việc thi công vách ngăn không phức tạp như thi công lợp tôn mái vì khẩu độ vách ngăn thường không quá dài. Điểm đáng chú ý khi thi công lắp đặt vách ngăn là phải kết hợp với bên xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt nhà thép tiền chế với xây dựng.

Đây là điểm đáng chú ý nhất trong quá trình thi công lắp đặt tôn tường nhà tiền chế. Các bạn có thể tham khảo vật liệu làm vách ngăn chống cháy cách nhiệt tiêu biểu tại đây: Vách ngăn nhà xưởng bằng tấm Smartboard Thái Lan.

Hoàn thiện: Công việc hoàn thiện là khâu cuối cùng của giai đoạn thi công lắp dựng nhà thép Tiền chế, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác từng công đoạn xây nhà xưởng – xây nhà kho.

Ở giai đoạn này bắt buộc các bạn phải cho kiểm tra lại các Bulông đã bắt, các ke hở tại các điểm nối của tôn với tôn, ke hở tại các ô cửa thông gió để đảm bảo sau này không bị dột và công trình được thi công chất lượng.

Khâu lắp dựng cửa ra vào được thi công trong giai đoạn này. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cửa rất quan trọng, nếu các bạn không thi công cận thận thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng dẫn đến việc đóng mở của rất khó khăn và hay bị nhẩy cửa ra khỏi ray chạy dẫn hướng.

Các yêu cầu cần và đủ trong quá trình xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Vi trí và các thiệt bị trong quá trình thiết kế nhà xưởng – nhà kho

Tuỳ theo bản chất công nghệ sản xuất, và các mối nguy kèm theo chúng, nhà xưởng – nhà kho, thiết bị và các phương tiện phải được lắp đặt, thiết kế và xây dựng để đảm bảo rằng:

  • Sự nhiễm bẩn được giảm đến mức tối thiểu;
  • Sự thiết kế và bố trí mặt bằng cho phép dễ dàng duy tu bảo dưỡng, làm sạch và tẩy trùng, và hạn chế ở mức tối thiểu ô nhiễm do không khí;
  • Các bề mặt và vật liệu, đặc biệt những gì tiếp xúc với thực phẩm, phải không độc đối với mục đích sử dụng, và nơi cần phải có độ bền phù hợp, và dễ duy tu bảo dưỡng và làm sạch;
  • Ở nơi thích hợp, phải có sẵn các phương tiện cần thiết để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí, và các kiểm soát khác; và
  • Có biện pháp bảo vệ có hiệu quả chống dịch hại xâm phạm và khu trú.

Thiết bị phải có đầy đủ và phải được bố trí để có thể:

  • Cho phép duy tu bảo dưỡng và làm sạch dễ dàng;
  • Vận hành đúng với mục đích sử dụng và thuận lợi cho việc thực hành vệ sinh tốt, kể cả giám sát.

Thiết kế xây dựng nhà xưởng nhà kho và các phòng làm việc:

Nơi thích hợp, là nơi mà thiết kế và bố trí mặt bằng công nghệ cho một cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phải tạo điều kiện cho vệ sinh thực phẩm được tốt, đồng thời tính đến cả việc bảo vệ chống ô nhiễm chéo do thực phẩm gây ra giữa công đoạn này với công đoạn khác cũng như thao tác chế biến và xử lý thực phẩm.

Cấu trúc bên trong cơ sở thực phẩm phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu bền chắc, và phải được duy tu bảo dưỡng, làm sạch dễ dàng khi cần thiết, có thể tẩy trùng được. Đặc biệt, khi xây nhà xưởng – xây nhà kho phải chú ý ở những nơi thích hợp, các điều kiện riêng sau đây phải thỏa mãn, để bảo vệ sự an toàn và phù hợp của thực phẩm:

  • Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu không thấm, không độc hại như ý đồ thiết kế.
  • Tường và vách ngăn phải có bề mặt nhẵn, thích hợp cho thao tác.
  • Sàn nhà phải được xây dựng sao cho dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh.
  • Trần và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế, xây dựng để làm sao có thể giảm tối đa sự bám bụi và nước ngưng, cũng như khả năng rơi bám của chúng.
  • Cửa sổ phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, ở những nơi cần thiết, phải lắp các hệ thống chống côn trùng mà có khả năng tháo lắp làm sạch được, ở nơi cần thiết phải cố định các cửa sổ.
  • Cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ lau chùi và khi cần phải dễ tẩy rửa.
  • Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tốt, bền vững, dễ lau chùi, dễ duy tu bảo dưỡng và tẩy trùng. Chúng phải được làm bằng các vật liệu nhẵn, không thấm nước, trơ đối với thực phẩm, trơ đối với các chất tẩy rửa, tẩy trùng trong những điều kiện bình thường.

Các phương tiện và những yếu quan trọng cho việc xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Cung cấp nước trong quá trình thiết kế xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Cần có hệ thống cung cấp nước uống sao cho luôn luôn được đầy đủ, và có các phương tiện thích hợp để lưu trữ, phân phối nước và kiểm soát nhiệt độ, để đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.

Nước uống được là nước đã quy định trong lần xuất bán cuối của: “ Các hướng dẫn về chất lượng nước uống” của Tổ chức Y tế thế giới, hoặc là nước uống có tiêu chuẩn cao hơn. Nước không uống được (ví dụ như nước dùng để dập cháy, sản xuất hơi nước, làm lạnh và các mục đích khác mà không làm ô nhiễm thực phẩm), thì nước này được cấp theo hệ thống riêng. Các hệ thống nước không uống được phải được tách riêng biệt, không được nối hoặc không cho phép hồi lưu vào hệ thống nước sạch uống được.

Thoát nước và đổ chất thải trong quá trình thiết kế nhà xưởng – nhà kho:

Có thiết kế bố trí hệ thống thoát nước và phương tiện đổ chất thải hợp lý. Chúng phải được thiết kế và xây dựng sao cho tránh được mối nguy nhiễm bẩn cho thực phẩm hay gây nhiễm nguồn cung cấp nước sạch uống được.

Phương tiện vệ sinh cá nhân và khu vực vệ sinh cho nhà xưởng – nhà kho:

Cần có các phương tiện vệ sinh cá nhân để luôn duy trì chế độ vệ sinh cá nhân ở mức thích hợp nhằm tránh nhiễm bẩn cho thực phẩm. Ở đâu thích hợp, các phương tiện đó phải bao gồm:

  • Phương tiện để rửa và làm khô tay như chậu rửa có hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh (hoặc có nhiệt độ phù hợp, có thiết bị kiểm soát).
  • Nhà vệ sinh được thiết kế hợp vệ sinh,
  • Có các phương tiện, khu vực riêng biệt và hợp lý để nhân viên thay quần áo.
  • Những phương tiện trên phải được thiết kế và bố trí hợp lý.

Kiểm soát nhiệt độ trong việc xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Tuỳ tính chất của các thao tác chế biến thực phẩm, cần có các phương tiện phù hợp để làm nóng, làm nguội, đun nấu, làm lạnh và làm lạnh đông thực phẩm, hoặc để duy trì tốt chế độ bảo quản mà thực phẩm đã được làm lạnh hay lạnh đông để giám sát nhiệt độ thực phẩm và khi cần để kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh nhằm đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.

Chất lượng không khí và sự thông gió trong việc xây dựng nhà xưởng nhà kho :

Thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên hay dùng quạt cưỡng bức, đặc biệt nhằm:

  • Hạn chế đến mức tối thiểu nhiễm bẩn thực phẩm do không khí, ví dụ như từ dòng khí hay nước ngưng tụ.
  • Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh nhà xưởng – nhà kho.
  • Kiểm soát các mùi có thể ảnh hưởng tới tính phù hợp của thực phẩm.
  • Kiểm soát độ ẩm không khí, nếu cần, để đảm bảo tính an toàn và tính phù hợp của thực phẩm.
  • Các hệ thống thông gió phải được thiết kế và xây dựng sao cho dòng khí không được chuyển động từ khu vực ô nhiễm tới khu vực sạch và; ở đâu cần, hệ thống thông gió đó cũng được tính đến có chế độ bảo dưỡng dễ dàng và được làm sạch một cách thuận lợi.

Chiếu sáng trong thiết kế xây dựng nhà xưởng nhà kho rất quan trọng:

Cần cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo để tiến hành thao tác được rõ ràng. Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng làm sao ánh sáng không làm cho người thao tác nhìn các màu bị sai lệch.

Cường độ ánh sáng phải phù hợp với tính chất thao tác. Nguồn sáng cần che chắn để tránh bị vỡ, các mảng vỡ của nó không thể rơi vào thực phẩm được.

Tính bảo quản thiết kế trong việc xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Ở những nơi cần thiết, phải bố trí phương tiện thích hợp để bảo quản thực phẩm, cũng như bảo quản các chất liệu và các hóa chất phi thực phẩm (như các chất tẩy rửa, dầu nhờn, nhiên liệu).

Ở đâu thấy thích hợp, các phương tiện dùng để bảo quản thực phẩm phải được thiết kế và xây dựng sao cho:

  • Có chế độ bảo dưỡng duy tu và làm vệ sinh thuận lợi cho nhà xưởng – nhà kho;
  • Tránh được sinh vật gây hại xâm nhập và ẩn náu trong nhà xưởng – nhà kho;
  • Bảo vệ một cách hữu hiệu để thực phẩm khỏi bị ô nhiễm trong khi bảo quản, và
  • Khi cần, tạo ra được một môi trường nhằm giảm đến tối thiểu sự hư hại của thực phẩm (ví dụ bằng cách kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm khônng khí).

Những loại phương tiện bảo quản, được bố trí sẽ tuỳ thuộc vào tính chất của thực phẩm. Ở đâu cần phải bố trí phương tiện riêng, an toàn để cất giữ các vật liệu tẩy rửa và chất nguy hiểm cho nhà xưởng nhà kho.

TẠI SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG NHÀ KHO

Hoàng Tâm Phát là Nhà Thầu Thi Công uy tín và chất lượng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp lớn nhỏ tại thị trường Việt Nam, chúng tôi nhập hàng trực tiếp từ nhà máy và không qua bất kỳ trung gian nào với cam kết:

  • Giá thành thi công các công trình xây dựng nhà xưởng nhà kho và các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tốt nhất thị trường bởi sản phẩm được nhập trực tiếp từ nhà sản xuất mà không qua bất cứ trung gian nào. Điều đó làm tăng chất lượng thi công và giảm đi giá thành một cách rất đáng kể.
  • Với các công trình thi công cho dù lớn hay nhỏ chúng tôi luôn cam kết đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng tiến độ được cam kết với chất lượng tốt nhất.
  • Tất cả các vật tư luôn đủ số lượng, chủng loại theo đơn đặt hàng trong thời gian ngắn nhất. Cam kết 100% vật tư thi công xuất xưởng tại nhà máy có nhãn mác và hóa đơn, CO, CQ của nhà sản xuất.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈