Đường giao thông nông thôn bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trongngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
Mật khẩu : Cuối bài viết
>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp
>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu
>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu
THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH: NÂNG CẤP ĐƯỜNG GTNT XÃ YÊN LỘC
CAN LỘC – HÀ TĨNH
ĐƠN VỊ DỰ THẦU:CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 3 HÀ TĨNH
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
I- Những căn cứ:
+ Căn cứ Hồ sơ mời thầu của Ban Điều phối Dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh ( IMPP ).
+ Căn cứ các qui trình qui phạm về thiết kế, thi công đường ôtô hiện hành.
+ Căn cứ vào khả năng của đơn vị.
[sociallocker] [/sociallocker]II- Qui mô, cấp hạng thiết kế công trình:
Tên công trình:
Gói thầu số 19CW: Nâng cấp đường GTNT xã Yên Lộc.
Vị trí xây dựng:
Xã Yên Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh.
Hình thức đầu tư: Xây dựng mới và mở rộng, nâng cấp.
Quy mô công trình:
– Bình đồ: Tuyến đi bám hoàn toàn đường cũ, chỉ nắn cải cục bộ một số đoạn để đảm bảo tiêu chuẩn cấp hạng của tuyến. Tận dụng các công trình thoát nước có chất lượng còn tốt.
[sociallocker] [/sociallocker]– Cắt dọc: Cao độ thiết kế đảm bảo tần suất tính toán thuỷ văn và chiều dày tăng cường áo đường. Độ dốc tối đa : Idmax = 1.13%
– Cắt ngang :
+ Chiều rộng mặt đường : Bm = 2 x 1.75 = 3,5m
+ Chiều rộng lề đất : Blề = 2 x 0.75 = 1.5m
+ Chiều rộng nền đường: Bnền = 5,0m
+ Độ dốc ngang mặt đường : Im = 3%
+ Độ dốc ngang lề đất Ilề = 4%
+ Ta luy nền đắp: 1/1,5 các soạn đắp cao được đắp giật cấp, giật cấp dốc vào tim đường Igc=2.0%.
+ Ta luy nền đào: Đào với ta luy 1/1,0 tuỳ thuộc điều kiện địa chất thực tế.
– Kết cấu nền, áo đường:
+ Nền đường:
Nền đắp: Sau khi bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 0,2m đắp đất đầm chặt đạt K > 0,95,
Nền đào, không đào, không đắp, đắp thấp (có đáy kết cấu áo đường đặt trên nền thiên nhiên): Cày xới đầm nén đảm bảo độ chặt đạt
K > 0,95 với chiều dày 30cm tính từ đáy kết cấu áp đường, tại một số vị trí cục bộ có lớp nền thiên nhiên là cát pha, 15cm lớp nền tiếp giáp với kết cấu áo đường được thay bằng đất đắp đảm bảo độ chặt K > 0,95.
[sociallocker] [/sociallocker]Áo đường: Théo thứ tự từ trên xuống áo đường có kết cấu như sau:
+ Mặt đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn 4,5 kg/m2, dày 3,5 cm
+ Móng đá dăm 4 x 6 chèn đá dăm dày 8 cm
+ Móng đường đá dăm tiêu chuẩn dày 14 cm.
– Các công trình tuyến:
– Cống:
Toàn đoạn làm mới 5 cống trong đó:
+ 02 Cống bản Lo = 0.75m
+ 01 Cống bản Lo = 1.00m
+ 01 Cống bản Lo = 1.40m
+ 01 Cống bản Lo = 1.50m
– Gia cố mái ta luy : Mái ta luy được gia cố trồng cỏ
– Rãnh thoát nước dọc : Rãnh có dạng hình thang 1,2×0,4×0,4m.
PHẦN II. BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ
CHƯƠNG I – PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
I. THỜI GIAN THI CÔNG:
1. Căn cứ:
– Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ hợp thứ 4.
– Căn cứ Nghị định 16/2005NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
– Nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng hoàn thành theo Nghị định số 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004.
– Căn cứ vào quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông, bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1945 của Bộ Xây Dựng.
– Căn cứ vào hồ sơ thiết kế các hạng mục thi công do Công ty Cổ phần TV & XD Thành Sen đã được phê duyệt.
[sociallocker] [/sociallocker]– Căn cứ vào hồ sơ mời thầu xây dựng công trình của Ban Điều phối Dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh ( IMPP )
2. Thời gian thi công:
Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Tĩnh căn cứ vào các điều kiện trên, quyết định thực hiện thi công Gói thầu số Công trình Nâng cấp đường GTNT xã Yên Lộc trong thời gian ghi trong tiến độ thi công.
II. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG:
1. Chọn phương pháp thi công:
Thi công theo phương pháp dây chuyền.
Phương pháp dây chuyền là phương pháp tiến tiến nhất trong tất cả các phương pháp tổ chức thi công (phương pháp song song, tuần tự, dây chuyền và hỗn hợp). Bởi vì việc tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyển sẽ cho phép:
– Bảo đảm tiến độ hoàn thành công trình theo kế hoạch đã đề ra.
– Có thể cơ giới hoá việc thi công xây lắp do vậy bảo đảm chất lượng công trình, nâng cao được năng suất lao động, giảm giá thành xây dựng.
– Cho phép chuyên môn hoá đội ngũ thợ lao động: việc chuyên môn hoá đội ngũ thợ lao động tức là mỗi một đội thợ chỉ chuyên làm một công việc nhất định sẽ hình thành nên một đội ngũ công nhân lành nghề, cho phép đảm bảo chất lượng công trình cao nhất (khác với các phương pháp khác là một người thợ phải làm tất cả các loại công việc do vậy không có điều kiện chuyên môn hoá, nâng cao tay nghề lao động).
– Cho phép sử dụng những đoạn tuyến mới làm xong đưa vào sử dụng sớm.
2. Biên chế các dây chuyền:
* Các dây chuyền chuyên nghiệp được tổ chức như sau:
– Dây chuyền làm công tác chuẩn bị, dọn dẹp, xử lý mặt bằng.
– Dây chuyền thi công nền đường.
– Dây chuyền thi công mặt đường.
– Dây chuyền thi công cống qua đường.
Trên đây là giải pháp tổ chức thi công tiên tiến, hợp lý nhất được đơn vị lựa chọn.
PHẦN III . TRÌNH TỰ THI CÔNG
I. TRÌNH TỰ THI CÔNG TỔNG THỂ:
1. Chuẩn bị lán trại, nhà kho, bãi tập kết vật liệu, liên hệ nguồn cung cấp vật liệu, chuẩn bị tài chính, nhân lực, máy móc, thiết bị, chuẩn bị tổ chức,. . . .
2. Chuyển quân chuyển máy móc thiết bị, tập kết vật tư lên công trình
3. Chuẩn bị mặt bằng thi công: tiếp nhận mặt bằng, dọn dẹp, phát quang,…
4. Tiến hành thi công xây lắp công trình.
5. Hoàn thiện, tổng nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
6. Hoàn tất thủ tục hồ sơ hoàn công, bảo hành công trình theo thời gian qui định.
II. TRÌNH TỰ THI CÔNG TRONG MỖI HẠNG MỤC CÔNG VIỆC.
1. Đào, đắp đất nền đường.
Công tác thi công đắp nền được tiến hành theo trình tự thi công như sau:
– Chuẩn bị mặt bằng thi công.
– Lên ga đường.
– Xử lý bề mặt: đánh cấp, dọn cỏ, đào bỏ lớp đất yếu.
– Đào nền đường kết hợp đào rãnh dọc.
– Đắp đất thành từng lớp nằm ngang, chiều dày mỗi lớp 25cm.
– Lu lèn từng lớp tới độ chặt yêu cầu trước khi tiến hành đắp lớp tiếp theo.
– Hoàn thiện nền đường đắp theo đúng kích thước, mỹ quan yêu cầu.
Ghi chú: Trước khi thi công đại trà, nhất thiết phải đầm thí điểm để xác định qui trình lu lèn, định hệ số lèn ép.
2. Thi công cống qua đường.
– Lực lượng lao động thủ công: để đào sửa móng công trình, sau khi bộ phận cơ giới hoàn thành, tham gia gia công vật liệu, phụ trợ xây lắp, dưới sự hướng dẫn và kiểm tra sản phẩm của cán bộ kỹ thuật (lực lượng này một phần chúng tôi sẽ thuê lao động của địa phương có tay nghề và sức khoẻ)
– Sản xuất cấu kiện BT đúc sẵn, bê tông tấm đan mặt cống.
– Đào đất móng cống, đất cấp III và phá dỡ kết cấu bê tông nền móng cống bằng thủ công.
– Đắp lại đất mang cống đến độ đầm chặt k=95 bằng đầm cóc.
– Thi công bê tông lót đá dăm cát.
– Xây đá hộc bệ gối vữa XM M75, lắp đặt giằng chống (đối với cống bản L>0,75m)
– Xây đá hộc vữa XM M75 đáy, thân, tường cánh, sân công.
– Sản xuất lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông mũ mố.
– Gia trát vữa xi măng mác 75 dày 1,5 cm.
– Lắp đặt tấm đan mặt cống.
– Đắp đất mang cống bằng đầm cóc
3. Thi công lớp móng cấp phối đá dăm dày 14cm:
– Hoàn thiện bề mặt nền đường theo đúng yêu cầu: bề mặt bằng phẳng, đúng cao độ, đúng mui luyện, đủ độ chặt.
– Thi công đắp lề đường tạo khuôn với chiều dầy tương ứng bề dầy lớp cấp phối đá dăm sẽ thi công.
– Vận chuyển đá dăm về đổ thành từng đống đã tính toán cự ly trước.
– San rải đá dăm bằng máy san thành từng lớp nằm ngang.
– Đầm nén tới độ chặt yêu cầu.
Ghi chú: Đối với lớp đá dăm tiêu chuẩn dày 14cm, trước khi thi công đại trà, nhất thiết phải đầm thí điểm để xác định qui trình lu lèn, định hệ số lèn ép.
4 Thi công lớp móng đá dăm 4×6 chèn đá dăm dày 8cm:
– Hoàn thiện bề mặt móng dưới theo đúng yêu cầu: bề mặt bằng phẳng, đúng cao độ, đúng mui luyện, đủ độ chặt.
– Thi công đắp lề đường tạo khuôn với chiều dầy tương ứng bề dầy lớp đá sẽ thi công.
– Vận chuyển đá 4×6 về đổ thành từng đống giữa mặt đường, đá dăm chèn đổ hai bên lề đường với khoảng cách tính toán trước.
– Rải đá 4×6 bằng máy rải thành từng lớp nằm ngang, bù phụ đá dăm chèn.
– Đầm nén tới độ chặt yêu cầu.
5 Thi công lớp đá dăm láng nhựa:
– Hoàn thiện bề mặt móng đường theo đúng yêu cầu: bề mặt bằng phẳng, đúng cao độ, đúng mui luyện, đủ độ chặt, thổi sạch bụi.
– Dùng xe tưới nhựa tự hành tưới nhựa theo tiêu chuẩn 1.9 kg/m2, ra đá lần thứ nhất, loại 1,6×2 lu lèn chặt.
– Dùng xe tưới nhựa tự hành tưới nhựa theo tiêu chuẩn 1.5 kg/m2, ra đá lần thứ hai, loại 1,0×1,6 lu lèn chặt.
– Dùng xe tưới nhựa tự hành tưới nhựa theo tiêu chuẩn 1.1 kg/m2, ra đá lần thứ ba, loại 0,5×1 lu lèn chặt
– Điều chỉnh tốc độ xe chạy <=10 km/h trong 2 ngày đầu và <=20 km.h trong 7-10 ngày tiếp theo.
6 Nội dung công tác hoàn thiện tuyến đường:
– Hoàn thiện mái ta luy nền đắp: đủ độ chặt, đúng độ dốc.
– Hoàn thiện các công trình trên tuyến như trồng cỏ, rãnh dọc.
7 Công tác kiểm tra, nghiệm thu.
– Lên kế hoạch cùng với Chủ đầu tư để định lịch, thông báo cho các cơ quan có liên quan biết.
– Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, biên bản, hồ sơ, tài liệu cần thiết cho buổi kiểm tra, nghiệm thụ.
– Thống nhất kế hoạch làm việc.
– Đi kiểm tra, nghiệm thu hiện trường, đối chiếu với hồ sơ.
– Họp để lập biên bản kết quả buổi kiểm tra, nghiệm thu đó.
PHẦN IV. TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG
I. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ LÁN TRẠI.
+ Vị trí xây dựng khu nhà lán trại phải không được gây cản trở tới việc xây dựng công trình chính, tới việc bảo đảm giao thông bình thường trên tuyến.
+ Liên hệ với chính quyền địa phương, với người dân cạnh tuyến để mượn hay thuê một vị trí hợp lý, san ủi để tạo mặt bằng rồi xây dựng Nhà trên đó.
+ Trên công trình cần xây dựng khu nhà lán trại như sau:
– 01 Nhà ban chỉ huy công trường: có phòng làm việc, phòng nghỉ cho cán bộ, nhân viên và phòng ở cho tư vấn giám sát. Nhà ban chỉ huy sẽ điều hành chung hoạt động của các mũi thi công trên công trường. Dự kiến xây dựng tại vị trí giữa tuyến đường để tiện cho việc chỉ đạo các mũi thi công.
– 01 Nhà lán trại làm chỗ ở cho công nhân các đội thi công. Vị trí các nhà lán trại công nhân gần với nhà ban chỉ huy công trường.
– Khu kho bãi: trên công trường sẽ có 1 khu kho bãi tập kết vật tư, máy móc chính nằm ngay tại sân Nhà ban chỉ huy công trường. Việc bố trí như thế này sẽ rất thuận tiện cho công tác bảo vệ. Bãi đúc cấu kiện bêtông đúc sẵn cũng được bố trí tại vị trí liền kề.
+ Kết cấu Nhà ban chỉ huy, Nhà lán trại:
– Tận dụng vật liệu địa phương.
– Do thời gian thi công ngắn nên kết cấu nhà: tạm thời.
– Xây dựng nhà lắp ghép.
– Kết cấu: công ty sẽ mang hệ thống nhà di động lên lắp dựng: nhà khung thép. Tường tôn sóng. Mái nhà lợp tôn sóng, trần cót ép.
– Diện tích Nhà Ban chỉ huy và phòng thí nghiệm hiện trường: phải đủ diện tích để làm việc, sinh hoạt. Theo sơ đồ tổ chức, tạm tính diện tích nhà Ban chỉ huy công trường: 20m2.
– Diện tích Nhà ở công nhân: phải đủ diện tích để đảm bảo ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường cho công nhân. Tạm tính cho 15 nhân công một đội. Diện tích cần thiết cho nhà ở công nhân: mỗi đội là 60m2.
– Nhà Ban chỉ huy, Nhà ở công nhân phải lắp đặt đầy đủ hệ thống điện, nước. Xây dựng khu nhà tắm, nhà vệ sinh bảo đảm sinh hoạt sạch sẽ.
– Kho bãi: phải đủ diên tích để chức vật liệu, phải đảm bảo thoát nước tốt và có hệ thống tường rào bảo vệ. Căn cứ theo khối lượng thi công cần có vật liệu tập kết thì diện tích cho kho bãi tạm tính: 100m2.
– Bãi đổ bê tông các cấu kiện đúc sẵn cần diện tích tạm tính : 50m2.
II. THÔNG TIN LIÊN LẠC.
+ Tại Nhà Ban chỉ huy công trường sẽ lắp đặt 01 điện thoại cố định để bảo đảm thông tin liên lạc giữa công trường với bên ngoài.
III. NGUỒN ĐIỆN CUNG CẤP CHO CÔNG TRƯỜNG.
+ Sử dụng hệ thống điện hiện có của địa phương kết hợp với máy phát điện của đơn vị.
+ Liên hệ với chính quyền địa phương, ký kết hợp đồng mua điện.
+ Lắp đặt hệ thống điện cung cấp cho công trường độc lập với các đường dây khác.
+ Dây điện: sử dụng dây có vỏ bọc cao su, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
+ Đường dây dẫn phải được kéo trên cột, đi trên các puly và phải cao hơn chiều cao tĩnh không của các loại xe máy thi công ( >= 4.5 m).
+ Các tủ phân phối điện thi công phải được đặt cao hơn mặt đất tối thiểu là 1.5m nhằm bảo đảm an toàn.
+ Dây dẫn điện trong nội bộ công trường, trong nhà: phải sử dụng dây bọc cao su hoặc vỏ PVC, những chỗ nối phải được bọc kín bằng băng nhựa.
+ Máy phát điện chỉ dự phòng khi mất điện hệ thống.
IV. NGUỒN NƯỚC CUNG CẤP CHO CÔNG TRƯỜNG.
+ Nước cung cấp cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên: do đơn vị tự khoan giếng lấy nước hay xây dựng hệ thống dẫn nước sạch chứa vào bể.
+ Nước cho sản xuất: lấy tại các nguồn ao, hồ, giếng lân cận. Nếu nguồn nước này đục, không bảo đảm chất lượng thì chúng phải được xử lý trước khi dùng thi công.
V. HỆ THỐNG ĐƯỜNG CÔNG VỤ.
+ Tại những đoạn xây dựng công trình, cần thiết phải làm đường tránh bảo đảm giao thông bình thường trên tuyến thì nhất thiết phải làm đường tránh trước khi xây dựng các công trình này.
+ Các xe chạy trên hệ thống đường công vụ này (xe chở vật liệu về công trường, xe chở đất thải đi đổ, . . .) phải có giấy phép của cơ quan quản lý đường.
+ Do lưu lượng xe chạy trong thời gian thi công khá nhiều. Do vậy, trước khi sử dụng làm đường công vụ phải kiểm tra xem đoạn nào xung yếu phải sữa chữa ngay. Sau khi thi công xong công trường, phải bảo đảm sao cho chất lượng của hệ thống đường công vụ này không tồi hơn lúc ban đầu. Nếu đường công vụ bị hư hỏng vì xe cộ của Nhà thầu thì đơn vị thi công phải tự bỏ tiền ra sửa chữa đến mức tối thiểu phải trở về tình trạng ban đầu.
PHẦN V. VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRƯỜNG
Tất cả các loại trước khi được đưa vào công trường đều phải được kiểm tra chất lượng bằng cách xem xét nguồn gốc, chứng chỉ chất lượng và làm các thí nghiệm kiểm tra xác định các chỉ tiêu cơ lý. Sau đó trình cho Chủ đầu tư, tư vấn giám sát đồng ý cho phép mới được đưa vào sử dụng.
I. VẬT LIỆU ĐẤT ĐẮP NỀN.
– Nguồn cung cấp: tại Thạch Ngọc và các mỏ trong vùng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ lý.
Ngoài ra, có thể tận dụng vật liệu đất tại các mỏ gần nếu đất tại đó nằm trong loại vật liệu thể hiện trong bảng được đưa ra trong chỉ dẫn kỹ thuật, bao gồm:
Loại đất |
Tỷ lệ hạt cát (20.05mm) theo % khối lượng |
Chỉ số dẻo |
á cát nhẹ, hạt to |
>50% |
1-7 |
á cát nhẹ |
>50% |
1-7 |
á cát nhẹ |
>50% |
1-7 |
á sét nặng |
>40% |
12-17 |
Sét nhẹ |
>40% |
17-27 |
– Vật liệu đất đắp phải bảo đảm tuân theo qui phạm công tác đất TCVN-4447-87.
– Vật liệu đất đắp không được lẫn hữu cơ, cỏ rác, các hoá chất độc hại. Nó phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý.
– Đối với lớp vật liệu dày 30cm trên mặt nền đắp (dưới kết cấu áo đường): vật liệu đất đắp phải được chọn lọc kỹ lưỡng theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật quy định cho lớp đất có độ đầm chặt K>0.98 theo đầm nén cải tiến và phù hợp với các tiêu chuẩn sau:
* Giới hạn chảy Tối đa 55
* Chỉ số dẻo Tối đa 18
* CBR ( ngâm 4 ngày) Tối thiểu 7%
* Kích cỡ hạt cho phép 100% lọt sàng 90mm.
– Đá, bê tông vỡ, gạch vỡ hoặc các vật liệu rắn không được phép rải trên nền đắp ở những chỗ cần phải đóng cọc.
– Không sử dụng các loại đất sau để đắp nền đường: đất muối, đất cát – đất có chứa nhiều muối và thạch cao (tỷ lệ muối và thạch cao trên 5%), đất bùn, đất mùn và các loại đất mà theo đánh giá của Tư vấn giám sát nó không phù hợp với sự ổn định của nền đắp sau này.
– Đối với đất sét (có thành phần hạt sét dưới 50%) được dùng làm vật liệu đắp ở những nơi nền đường khô ráo, không bị ngập nước, chân đường thoát nước nhanh, cao độ đắp nền từ 0,8m đến dưới 2m.
– Tốt nhất nên dùng một loại đất đắp cho một đoạn nền đắp. Nếu thiếu đất mà phải dùng hai loại đất dễ thấm nước và khó thấm nước để đắp thì lưu ý đến công tác thoát nước của vật liệu đắp nền đường. Không được dùng đất khó thoát nước bao quanh bịt kín lớp đất dễ thoát nước.
– Cần xử lý độ ẩm của đất đắp trước khi tiến hành đắp các lớp cho nền đường. Độ ẩm của các lớp đất càng gần độ ẩm tốt nhất càng tốt (Từ 90 đến 110% của độ ẩm tối ưu Wo). Nếu đất quá ẩm thì phải phơi cho đất khô bớt, nếu đất quá khô phải tiến hành tưới thêm nước trước khi lu lèn.
II. ĐÁ HỘC KHỐI XÂY
+ Nguồn cung cấp: khai thác tại Hồng Lĩnh
+ Đá phải tuân thủ theo TCVN – 1771 – 86.
+ Về cường độ: đá phải đạt cấp 3 trở lên, cường độ nén tối thiểu phải đạt Rn ³ 600 daN/cm2 trở lên.
+ Khối lượng viên đá tối thiểu 0,003m3 (không kể đá chèn).
+ Hình dáng: chiều cao, chiều rộng, chiều dài viên đá phải đảm bảo theo thiết kế yêu cầu. Tối thiểu có 4 mặt của đá là mặt tách ra từ đá lớn. Viên đá phải không rạn nứt, đặc, chắc, không có gân, thớ, không bị phong hoá.
+ Trước khi đưa vào xây, viên đá phải sạch đất.
III. CẤP PHỐI ĐÁ DĂM .
Cấp phối đá dăm là một hỗn hợp cốt liệu, sản phẩm của một dây chuyền công nghệ nghiền đá, có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt liên tục.
Nguồn cung cấp: khai thác tại TX Hồng Lĩnh
Vật liệu dùng cho cấp phối đá dăm bao gồm những mảnh đá nghiền sạch, cứng, bền vững, có cạnh sắc, không có quá nhiều đá dẹt và dài, và chứa ít đá mềm xốp, phong hoá nứt rạn, chứa ít bụi và chất hữu cơ khác.
Vật liệu thu được bằng cách nghiền khi có yêu cầu của chủ đầu tư và TVGS thì trước tiên phải được sàng sao cho ít nhất 80% theo trọng lượng của các vật liệu giữ lại trên sàng 4,75mm và các viên đá có ít nhất 1 mặt vỡ do máy gây ra.
Vật liệu CPĐD phải thoả mãn các chỉ tiêu sau:
(1) Thành phần hạt ( Thí nghiệm theo TCVN 4198-95).
Kích cỡ lỗ sàng vuông (mm) |
Tỷ lệ % lọt qua sàng ( bằng trọng lượng) |
|||
Dmax =50mm |
Dmax =37.5mm |
Dmax =25mm |
Ghi chú |
|
50 |
100 |
Eđh=3500 với lớp trên. Eđh=2500 với lớp dưới |
||
37.5 |
70-100 |
100 |
||
25 |
50-85 |
72-100 |
100 |
|
12.5 |
30-65 |
38-69 |
50-85 |
|
4.75 |
22-50 |
26-55 |
35-65 |
|
2.0 |
15-40 |
19-43 |
25-50 |
|
0.475 |
8-20 |
9-24 |
15-30 |
|
0.075 |
2-8 |
2-10 |
5-15 |
Tỷ lệ các hạt lọt sàng 0.075mm không được lớn hơn 2/3 tỷ lệ thành phần hạt lọt sàng 0.425mm ( AAASHTO M 147-65).
Thành phần hạt theo quy định trên đây là đối với các cốt liệu có trọng lượng riêng đồng nhất, phần trăm lọt qua các loại sàng có thể được phép hiệu chỉnh nếu có cốt liệu được sử dụng có trọng lượng riêng khác nhau.
(2) Chỉ tiêu LA ( Thí nghiệm theo AASHTO T96)
Loại I |
Loại tầng mặt |
Móng trên |
Móng dưới |
Cấp cao A1 |
£30 |
Không dùng |
|
Cấp cao A2 |
£35 |
Không dùng |
|
Loại II |
Cấp cao A1 |
Không dùng |
£35 |
Cấp cao A2 |
£35 |
£40 |
|
Cấp thấp B1 |
£40 |
£50 |
(3) Chỉ tiêu Attenberg ( Thí nghiệm theo AAASHTO T89 và AASHTO T90)
Loại cấp phối |
Giới hạn chảy (LL) |
Chỉ số dẻo(PI) |
Loại I |
Không lớn hơn 25 |
Không lớn hơn 4 |
Loại II |
Không lớn hơn 25 |
Không lớn hơn 6 |
(4) Đương lượng cát – Chỉ tiêu ES( Thí nghiệm theo ASTM 2419-79)
Loại I |
ES>35 |
Loại II |
ES>30 |
(5) Chỉ tiêu CBR ( Thí nghiệm theo AASHTO T193-81)
Loại I |
CBR ³80 với K=0.98, ngâm nước 4 ngày đêm |
Loại II |
CBR ³60 với K=0.98, ngâm nước 4 ngày đêm |
(6) Hàm lượng hạt dẹt ( Thí nghiệm theo 22TCN 57-84)
Loại I |
Không quá 12% |
Loại II |
Không quá 15% |
Các yêu cầu khác: vật liệu cho cấp phối đá dăm có giới hạn chảy không quá 25 và chỉ số dẻo theo quy định cho các lớp móng khi thí nghiệm tho AASHTO T89 và AASHTO T90; CBR ngâm nước 4 ngày là ³ 80 với lớp trên và là ³ 60 với lớp dưới, mô đuyn đàn hồi Eđh=3500daN/cm2 với lớp trên và tối thiểu là 2500 daN/cm2 với các lớp dưới.
IV. ĐÁ DĂM TIÊU CHUẨN.
+ Nguồn cung cấp: khai tác tại TX Hồng Lĩnh
+ Đá phải tuân thủ theo TCVN – 1771 – 86.
+ Cường độ của đá đăm phải đạt Rn >= 800 daN/cm2.
+ Hàm lượng của hạt dẹt <= 3.5 % theo khối lượng.
+ Hàm lượng của hạt mềm yếu <= 10% theo khối lượng.
+ Hàm lượng sét, bùn bụi <=2% theo khối lượng (xác định theo phương pháp rửa), hàm lượng hạt sét vón cục <= 0.25% theo khối lượng.
+ Cốt liệu đá dăm các loại: 4x6cm, 2x4cm, 1x2cm, 0.5×1 cm phải có thành phần hạt bảo đảm yêu cầu theo qui định. Ví dụ loại đá 1×2 thì thành phần hạt phải như sau:
Tên sàng (mm) |
25 |
19 |
12.5 |
9.5 |
4.75 |
2.35 |
Tỉ lệ % lọt sàng, theo trọng lượng |
100 |
90-100 |
10-30 |
20-55 |
0-10 |
0-5 |
VI. NHỰA ĐƯỜNG.
– Nhựa đường sử dụng là loại nhựa đặc có nguồn gốc dầu mỏ. Nhựa phải đồng nhất, không lẫn nước, tạp chất và không sủi bọt khi đun nóng đến 1740C và phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo 22 TCN 279-2001 và 22 TCN 249-98.
– Trước khi sử dụng nhựa phải có hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa (do nơi sản xuất và phòng thí nghiệm hợp chuẩn cung cấp).
– Mỗi lô nhựa gửi đến công trường phải kèm theo giấy chứng nhận của nhà chế tạo và một bản báo cáo thí nghiệm giới thiệu lô hàng, thời gian gửi hàng, hoá đơn mua, trọng lượng tịnh và các kết quả thí nghiệm, các chỉ tiêu quy định trong 22TCN 249 – 98. Mẫu của lô phải trình lên chủ đầu tư và Kỹ sư TVGS ít nhất trước 28 ngày trước khi Nhà thầu sử dụng lô hàng.
VII. CÁT VÀNG, CỐT LIỆU BÊ TÔNG.
+ Nguồn cung cấp: lấy tại TX Hồng Lĩnh.
+ Cát phải tuân thủ theo TCVN – 1770 – 86.
+ Mô đuyn độ lớn của cát vàng là (Mk) >= 2.
+ Hàm lượng các bùn sét: không quá 2% theo khối lượng, hàm lượng hạt sét vón cục không quá 0.25% theo khối lượng.
+ Hàm lượng hạt lớn, có đường kính 5-10mm, không lớn hơn 5% theo trọng lượng.
+ Hàm lượng muối sunphat SO3 <= 1%.
+ Hàm lượng mica < 1%.
+ Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so mầu không sẫm hơn mầu dung dịch trên cát.
+ Cát dùng đổ bê tông có cỡ hạt lớn nhất là 4,2 mm.
+ Nếu cát quá bẩn, vượt quá tiêu chuẩn trên thì phải rửa trước khi sử dụng.
+ Thành phần cấp phối của cát có thể theo bảng sau: AASHTO-T21
Tên sàng (mm) |
9.5 |
4.76 |
N016 |
N050 |
N0100 (0.15) |
Tỷ lệ % lọt sàng, theo trọng lượng |
100 |
95-100 |
45-80 |
10-30 |
2-19 |
VIII. NƯỚC DÙNG THI CÔNG.
+ Nước dùng thi công phải là nước sạch, không lẫn tạp chất, không hoà tan các chất độc hại. Phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4506 – 87.
+ Nguồn nước sử dụng phải được tư vấn giám sát chấp thuận.
+ Các tiêu chuẩn về nước sử dụng:
– Hàm lượng muối hoà tan không vượt quá 3,5 mg/lít.
– Độ pH > 4.
– Hàm lượng muối sunphat SO4 không vượt quá 2,7 g/lít.
+ Nếu không đạt các tiêu chuẩn trên thì nước phải được xử lý trước khi sử dụng.
IX. CÁT XÂY.
+ Nguồn cung cấp: khai tác tại TX Hồng Lĩnh.
+ Cát xây phải thoả mãn tiêu chuẩn TCVN 1170 – 86.
+ Cát xây có yêu cầu kỹ thuật như sau:
– Mô đuyn độ lớn Mk = 1.5 – 2.
– Hàm lượng bùn sét không quá 2% theo khối lượng, lượng sét vón hòn không quá 0.25% theo khối lượng.
– Hàm lượng muối sunphát SO3 không quá 1%.
– Hàm lượng hạt sỏi có đường kính 2 – 5 mm không lớn hơn 5% theo trọng lượng.
– Hàm lượng mi ca: không quá 1% theo khối lượng.
– Hàm lượng tạp chất hữu cơ theo phương pháp so màu không sẫm hơn mầu dung dịch trên cát.
– Cát mịn dùng để xây trát có cỡ hạt lớn nhất là 1.2 mm.
+ Nếu độ sạch của cát không đạt thì phải rửa trước khi sử dụng.
X. VÁN KHUÔN:
+ Sử dụng ván khuôn gỗ hay ván khuôn thép.
+ Ván khuôn gỗ: sử dụng các loại gỗ địa phương. Ván khuôn thép được gia công căn cứ theo yêu cầu và tiến độ thi công của từng hạng mục.
+ Gỗ xẻ loại 3x4cm, 4x6cm hoặc gỗ tròn để làm cây chống.
+ Ván khuôn gỗ: dùng loại gỗ ván 3 cm ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng.
+ Bề mặt các tấm ván khuôn gỗ hay thép phải được làm sạch và làm ướt đẫm trước khi đổ bê tông với ván khuôn gỗ hay dùng dầu chống dính với ván khuôn thép.
+ Yêu cầu việc gia công ván khuôn phải chắc chắn, ổn định, không biến dạng khi chịu tải trọng và áp lực ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ cũng như lực chấn động khi đầm nén. Đồng thời việc lắp đặt phải tạo điều kiện dễ dàng cho việc tháo dỡ sau này.
XI. XI MĂNG
Xi măng sử dụng trong công trình là Xi măng trung ương lấy tại các đại lý ở thị xã Hồng Lĩnh vận chuyển tới công trình bằng Ôtô. Xi măng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
Trong phiếu kiểm tra phải có các chỉ tiêu: loại, lô sản phẩm, độ mịn, thời gian bắt đầu, kết thúc ninh kết, tính ổn định thể tích, cường độ nén.
+ Cường độ nén của xi măng RX phù hợp với mác Bê tông chế tạo RB: RX/ RB ³ 1đối với bê tông không có phụ gia hoá dẻo. RX/ RB = 0.8 -1 đối với bê tông có phụ gia hoá dẻo.
+ Xi măng có mác PC30 trở lên, có các chỉ tiêu cơ lý thoả mãn tiêu chuẩn TCVN-2682-99 đối với xi măng Poóc lăng thường. TCVN 6260-97 đối với xi măng Poóc lăng hỗn hợp.
+ Ngày tháng năm sản xuất, số hiệu xi măng, số lô phải được ghi rõ ràng trên các bao hoặc có giấy chứng nhận của nhà máy sản xuất.
+ Các bao đựng xi măng phải kín, không rách thủng.
+ Kho chứa đựng xi măng tại hiện trường phải làm đúng theo tiêu chuẩn quy phạm đề ra.
+ Xi măng lưu kho tại công trường không quá 10 ngày, thời gian dự trữ xi măng không được quá 1 tháng kể từ ngày sản xuất.
XII. CÁC LOẠI VẬT LIỆU KHÁC.
+ Các loại vật liệu khác được khai thác mua tại địa phương (nếu có) hay vận chuyển nơi khác đến.
+ Các loại vật liệu này phải đạt được tiêu chuẩn như thiết kế, như qui trình thi công đã đề ra và phải được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi đưa vào sử dụng.
PHẦN VI . BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
CHƯƠNG I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. NỘI DUNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Ngay sau khi có quyết định trúng thầu và ký hợp đồng với chủ đầu tư, Nhà thầu tiến hành triển khai ngay các công việc chuẩn bị.
– Nhận bàn giao mặt bằng thi công.
– Chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân lực, máy móc, . .
– Xây dựng lán trại thi công.
– Vận chuyển máy móc, thiết bị, . . . lên công trường.
– Khôi phục vị trí tuyến, định phạm vi thi công.
– Dọn dẹp, phát quang mặt bằng thi công.
– Bảo đảm thoát nước mặt bằng thi công.
– Đo đạc, nghiệm thu.
Trong quá trình thi công nhà thầu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến chất lượng và tiến độ thi công của công trình.
2. CÁC THỦ TỤC:
+ Nhận mặt bằng, nhận tuyến: cùng với Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu nhận bàn giao mặt bằng, bàn giao tuyến từ đơn vị thiết kế.
+ Liên hệ với địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để có được nguồn cung cấp điện, nước, đường công vụ phục vụ thi công, đăng ký tạm trú, tạm vắng, làm các thủ tục đảm bảo an ninh với địa phương, . . .
+ Làm việc với địa phương về các mỏ vật liệu cần khai thác.
+ Lên kế hoạch và thống nhất với các cấp quản lý về kế hoạch, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, an toàn lao động, . . .
3. XÂY DỰNG LÁN TRẠI, KHO BÃI:
+ Liên hệ với địa phương để xin phép vị trí xây dựng công trình.
+ San ủi để có mặt bằng.
+ Xây dựng nhà lán trại công trường.
+ Xây dựng bãi, kho chứa vật liệu.
+ Xung quanh khu kho bãi được bao quanh bằng hàng rào dây thép B40 để bảo vệ.
+ Bố trí các bình bọt và các dụng cụ cứu hoả theo kế hoạch đã định trước để có được một phương án cứu hoả khoa học nhất.
4. TẬP KẾT MÁY MÓC, NHÂN LỰC, KIỂM TRA XEM XÉT LẠI CÁC NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU.
+ Vận chuyển máy móc tới công trường.
+ Chuyển quân tới công trường.
+ Ký các hợp đồng cung cấp vật liệu.
Máy móc, nhân công đưa tới công trường phải đủ theo đúng kế hoạch chủng loại và số lượng thi công mà Nhà thầu đã dự kiến trong hồ sơ dự thầu.
5. KHÔI PHỤC LẠI ĐƯỜNG CƠ TUYẾN, HỆ THỐNG MỐC CAO ĐỘ.
+ Thiết bị: Máy kính vĩ, máy thuỷ bình, thước thép, thước vải.
+ Căn cứ vào các cọc mốc mà đơn vị thiết kế đã bàn giao. Nhà thầu tiến hành khôi phục chi tiết lại tuyến đường trên thực địa, định phạm vi thi công và đối chiếu hồ sơ thiết kế kỹ thuật với thực địa.
+ Nội dung:
– Định vị các cọc tim tuyến:
§ Định vị các cọc cơ bản của tuyến đường: cọc đầu tuyến, cọc cuối tuyến, tất cả các cọc đỉnh chuyển hướng, các cọc xác lập đường thẳng khi chiều dài đường thẳng đó quá lớn (0.5 km – 1 km / 1 cọc).
§ Đóng các cọc đường cong: TĐ, TC, P và các cọc chi tiết trong đường cong.
§ Khoảng cách cắm các cọc chi tiết trong đường cong qui định theo bán kính như sau:
khi R < 100m: cứ 5 m/1 cọc.
100<= R <= 500 m: cứ 10 m/1 cọc.
và R > 500 m: cứ 20m/1 cọc.
§ Đóng các cọc lý trình: cọc Km, cọc H.
§ Đóng tất cả các cọc chi tiết có trong hồ sơ tuyến đường.
– Thiết lập hệ thống các cọc dấu:
§ Trong quá trình thi công nền đường các cọc định vị tim tuyến đường sẽ bị mất. Do vậy cần phải thiết lập hệ thống cọc định vị bên ngoài để thuận tiện cho công tác kiểm tra sau này.
§ Các cọc định vị phải nằm ngoài phạm vi thi công và đảm bảo không được mất mát hay xê dịch trong suốt quá trình thi công.
§ Thường định vị các cọc cơ bản của tuyến: cọc đầu tuyến, cọc cuối tuyến, các cọc đỉnh chuyển hướng, cọc Km và các cọc đặc biệt khác.
– Thiết lập hệ thống mốc cao độ:
§ Khi khảo sát, các mốc cao độ thường đặt cách nhau với khoảng cách khá xa, từ 1 – 3 Km mới có 1 mốc.
§ Để thuận tiện cho quá trình thi công, cần thiết lập một hệ thống mốc cao độ dầy hơn. Nên đặt thêm các mốc cao độ tại những đoạn nền đường đào sâu, đắp cao, vị trí công trình cầu, cống …
§ Mốc cao độ phải được đặt tại vị trí vững chắc, ổn định và không bị ảnh hưởng khi thi công.
– Ghi chú: trong quá trình khôi phục tuyến, nếu phát hiện có sai khác so với hồ sơ thiết kế thì phải báo ngay cho Chủ đầu tư, cho Tư Vấn thiết kế, Tư Vấn Giám Sát để có giải pháp điều chỉnh thích hợp.
6. ĐỊNH PHẠM VI THI CÔNG, GIẢI TOẢ, ĐỀN BÙ.
– Sau khi đã khôi phục được hệ thống cọc tim tuyến. Căn cứ vào hồ sơ thiết kế (trắc ngang) ta xác định được phạm vi thi công, phạm vi đền bù, giải toả mặt bằng. Nếu còn những tồn tại thì khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư làm các thủ tục đền bù giải toả tránh ảnh hưởng đến kế hoạch thi công.
– Phạm vi giải toả lấy rộng ra mép chân ta luy đắp.
7. BẢO ĐẢM THOÁT NƯỚC TRONG THI CÔNG.
+ Trong suốt quá trình thi công, phải chú ý đảm bảo thoát nước để tránh các trường hợp không tốt có thể xảy ra như phải đình chỉ thi công một thời gian, phải làm thêm công tác mới do mưa gây ra hoặc có khi phải phá bỏ để làm lại.
+ Cần có các biện pháp kỹ thuật cụ thể đảm bảo thoát nước cho từng công trình.
Ví dụ như: với nền đắp phải đảm bảo cho bề mặt của nó có độ dốc ngang, nhưng trị số độ dốc ngang không quá 10% để an toàn cho máy móc thi công và xe chạy….
8. KIỂM TRA, NGHIỆM THU.
Kiểm tra, nghiệm thu công tác khối lượng công tác chuẩn bị của Nhà thầu đã thực hiện để làm cơ sở thanh toán và cho phép tiến hành giai đoạn tiếp theo.
CHƯƠNG II .THI CÔNG CHI TIẾT
I. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG.
1. Đắp nền:
1.1. Trình tự thi công
– Lên ga đường để xác định pham vi đắp. Sau khi vệ sinh bề mặt taluy tự nhiên.
– Vận chuyển đất, đổ thành đống theo cự ly tính trước: sử dụng ô tô tự đổ vận chuyển đất từ mỏ khai thác tại địa phương sau khi đã được thí nghiệm kiểm tra và được sự chấp thuận của TVGS.
– San ủi thành lớp mỏng nằm ngang, dầy khoảng 20cm: sử dụng máy ủi để san gạt và đầm nén sơ bộ.
– Lu lèn tới độ chặt yêu cầu: phải lu lèn lớp thứ nhất tới độ chặt yêu cầu rồi mới được thi công tiếp lớp thứ hai. Lu tới độ chặt yêu cầu K=0,95.
– Hoàn thiện.
– Kiểm tra, nghiệm thu.
1.2 Vật liệu đắp nền:
Vật liệu đắp dùng đất lấy từ mỏ địa phương. Vật liệu Nhà thầu dự kiến sử dụng cho nền đắp sẽ được thí nghiệm và cung cấp kết quả thí nghiệm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định và trình Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi đưa tới hiện trường.
Các yêu cầu vật liệu đất đắp đã được trình bày trong phần vật tư vật liệu ở trên.
1.3 Phương án đắp nền đường:
Phương án đắp được lựa chọn ở đây là đắp đất theo phương án lớp nằm ngang. Đây là phương án đúng nhất với các nguyên tắc trên do vậy sẽ bảm đảm chất lượng cao nhất. Sử dụng máy ủi ủi đất thành từng lớp theo chiều dầy tính toán. Vị trí nào qúa hẹp thì sử dụng nhân công đắp đất nền.
1.4 Các biện pháp thi công:
Vật liệu đắp được chở từ mỏ vật liệu đến công trường bằng xe ben và chất đống tại những vị trí quy định. Các xe vận chuyển vật liệu phải được phủ bạt tránh rơi vãi làm ảnh hưởng tới môi trường.
+ Đất phải được đắp thành từng lớp mỏng nằm ngang. Sau khi lớp thứ nhất đã được lu lèn xong đến độ chặt yêu cầu thì mới được tiến hành đắp lớp thứ hai.
Chiều dầy san rải của mỗi lớp căn cứ vào thiết bị lu lèn để xác định, với những thiết bị lu lèn thông thường thì chiều dẫy mỗi lớp thường h = 0,2 (0,15) cm – 0,3 m (ghi chú: chiều dầy sau khi đã đầm lèn chặt).
+ Các loại đất khác nhau phải đắp thành từng lớp nằm ngang khác nhau.
– Trong một lớp đất không đắp hỗn độn, lẫn lộn nhiều loại đất có độ thoát nước khác nhau. Trường hợp đắp đất bằng hỗn hợp cát, đất thịt và sỏi sạn chỉ khi mỏ vật liệu có cấu trúc hỗn hợp tự nhiên.
– Nếu đất đắp là loại thoát nước tốt trong khi nền bên dưới là loại đất thoát nước khó thì bề mặt lớp đất bên dưới phải tạo mặt dốc nghiêng sang hai bên với độ dốc không nhỏ hơn 4% để bảo đảm nước ngấm vào trong lớp đất đắp sẽ thoát được ra ngoài dễ dàng. Nếu đất nền bên dưới là loại thoát nước tốt thì bề mặt lớp đất nền bên dưới có thể bằng phẳng.
>=4%
|
>=4%
|
Đất khó thoát nước
|
Đất dễ thoát nước
|
+ Không nên dùng đất thoát nước khó (đất sét) bao quanh, bịt kín đất thoát nước tốt (đất cát, á cát). Trường hợp làm lớp đất dính bọc mái ta luy nền đắp bằng cát thì phải làm các rãnh thoát nước ra ngoài.
+ Căn cứ vào yêu cầu cường độ, độ ổn định mà xếp đặt các lớp đất. Nói chung nên đắp đất ổn định tốt với nước ở những lớp trên.
+ Khi dùng đất sét thoát nước khó đắp nền đường vào mùa mưa thì tốt nhất là có những lớp đất thoát nước tốt dầy 10 – 20 cm nằm ngang xen kẽ vào giữa để việc thoát nước trong nền đường được dễ dàng.
+ Trên trắc dọc, khi dùng đất khác nhau đắp trên những đoạn khác nhau thì tại chỗ nối phải đắp thành mặt nghiêng để quá độ từ từ, tránh hiện tượng lún không đều. Mặt nghiêng nên để đất thoát nước khó nằm dưới.
Thoát nước khó
|
Thoát nước dễ
|
Trắc dọc
|
Khi mở rộng nền đường đắp thì phải theo nguyên tắc sau:
+ Đất dùng để đắp cạp mở rộng nền đường tốt nhất là cùng loại với đất nền đường cũ. Trong trường hợp không có thì dùng đất thoát nước tốt hơn để đắp.
+ Trước khi đắp mở rộng thì phải tiến hành rãy cỏ, đánh cấp. Chiều rộng của bậc cấp tuỳ theo biện pháp thi công (bằng máy hay thủ công) nhưng không nhỏ hơn 1m.
+ Khi đắp đất, phải đắp thành từng lớp mỏng nằm ngang. Đầm nèn lớp thứ nhất tới độ chặt yêu cầu thì mới được tiến hành đắp tiếp lớp thứ hai. Chiều dẫy mỗi lớp căn cứ vào phương tiện lu lèn.
1.5 Kỹ thuật đầm nén đất nền đường:
+ Chọn lu: phải chọn loại lu thích hợp với từng loại đất đắp để phát huy tối đa hiêu quả đầm nén. Khi chọn lu phải đảm bảo điều kiện về áp lực lu:
stt <@ [R]
+ Trong quá trình lu lèn thì sức cản đầm nén tăng dần, cường độ của đất nền được củng cố và tăng dần lên.
Do vậy tốt nhất là sử dụng 2 lu trong khi thi công: ban đầu khi đất còn rời rạc, cường độ còn thấp thì dùng lu nhẹ. Sau tăng lên dùng lu nặng. Ở đây, sử dụng 2 loại lu tương ứng với 2 giai đoạn đầm nén.
– Giai đoạn 1 : sử dụng lu nhẹ 6 – 8 T lu lèn sơ bộ.
– Giai đoạn 2: sử dụng lu rung (cho rung từ nấc 1 đến nấc 3) để lu lèn chặt. (Khi lu lèn không thấy còn hằn vệt bánh lu nữa thì có thể coi là được).
+ Độ ẩm của đất khi đầm nén: phải là độ ẩm tốt nhất. Khi đầm nèn phải luôn luôn kiểm tra độ ẩm của đất nền. Nếu đất quá khô, phải tưới nước để đạt độ ẩm tốt nhất, nếu đất quá ẩm thì phải phơi chờ đất khô bớt mới tiến hành đầm nén.
+ Vận tốc lu: vận tốc lu có ảnh hưởng tới hiệu quả đầm nén. Nếu ban đầu lu chạy quá nhanh thì có thể sẽ phát sinh hiện tượng trượt, lượn sóng dưới bánh lu. Nhưng nếu chạy quá chậm thì năng suất lu lại thấp. Do vậy, những lượt đầu thường lu với tốc độ chậm 1,5 – 2 km/h, sau tăng lên, có thể tới 3 – 3,5 km/ h.
+ Chiều dầy lớp đất lu lèn: chiều dầy lu lèn phải được chọn căn cứ vào tính chất của loại đất, loại lu sử dụng. Ngoài thực tế với các thiết bị lu lèn hiện nay thường lu được các lớp đất có chiều dầy từ 0,2 – 0,3 m.
+ Sơ đồ lu: phải có được một sơ đồ lu lèn hợp lý.
– Lu phải đồng đều: mọi điểm trên khắp bề mặt đường đều được lu lèn với số lượt lu như nhau và đủ số lượt lu yêu cầu.
– Khi đầm các vệt đầm nhau phải chồng lên nhau: theo hướng song song với tim công trình đắp thì chiều rộng vệt đầm phải trùng lên nhau từ 25cm đến 50cm, theo hướng thẳng góc với tim công trình đắp thì chiều rộng đố phải từ 50cm đến 100cm, và phải đè lên 1/3 vệt đầm trước nếu đầm bằng thủ công.
– Lu từ thấp lên cao:
ü Trên trắc ngang 2 mái: lu từ hai bên mép tiến dần vào giữa.
ü Trên trắc ngang siêu cao: lu từ bụng dần lên lưng.
ü Trên trắc dọc dốc lớn: những lượt lu đầu tiến hành lu từ chân dốc lên đỉnh dốc, khi lên tới đỉnh dốc thì nên tận dụng lề đường để xuống.
+ Sơ đồ chạy máy lu: tuỳ theo điều kiện địa hình, thực tế đoạn thi công mà ta có thể cho máy lu chạy theo sơ đồ vòng tròn hay sơ đồ tiến lùi.
– Sơ đồ chạy vòng tròn: được sử dụng khi lu lèn trên những đoạn có mặt bằng rộng lớn, đủ diện tích cho lu quay đầu.
4
|
3
|
2
|
1
|
– Sơ đồ chạy tiến lùi: được sử dụng khi mặt bằng lu lèn quá hẹp, không thể quay đầu. Đây là sơ đồ hay được sử dụng khi thi công đường.
* Đắp đất bằng thủ công.
+ Khi diện thi công quá hẹp thì tiến hành đắp đất bằng thủ công.
+ Sử dụng nhân công và đầm rung tay MISAKA để đầm từng lớp đất dầy 10 – 15cm tới độ chặt yêu cầu.
* Công tác lu thí điểm.
+ Trước khi thi công đại trà nhất thiết phải tiến hành đầm thí điểm.
+ Việc đầm thí điểm nhằm mục đích hiệu chỉnh, xác định chính xác:
– Số lượt đầm nén theo điều kiện thực tế.
– Xác định độ ẩm tốt nhất khi đầm nén.
– Xác định hệ số lèn ép K.
– Thiết lập qui trình công nghệ thi công nền đắp.
+ Cách thức tiến hành:
– Chọn đoạn đầm nén thử: idoc = 0%.
– Chiều dài đoạn đầm nén thí điểm: thường chọn L = 100 m, chia làm 5 đoạn, mỗi đoạn có số lượt lu khác nhau.
– Thiết bị lu lèn khi tiến hành đầm nén thí điểm: dùng chính những loại máy lu mà dự kiến sẽ dùng trong thi công đại trà sau này.
– Độ ẩm của đất khi lu khống chế bằng độ ẩm tốt nhất của loại đất ấy. Song thực tế cho phép sai số ± 1%.
– Thiết kế sơ đồ lu lèn hợp lý: trình tự lu, vận tốc lu,. . . Khi lu lèn thí điểm phải thực hiện theo đúng sơ đồ này.
– Định chiều dầy lớp lu lèn, thường h = 20 cm (đã chặt).
+ Nội dung:
– Tiến hành lu lèn trên 5 đoạn nhỏ đó, mỗi đoạn có số lượt lu khác nhau: n1, n2, n3, n4, n5.
L = 5 x 20 = 100 m
|
n1
|
n2
|
n3
|
n4
|
n5
|
– Việc lu lèn được tiến hành theo đúng sơ đồ lu lèn đã thiết kế.
– Sau khi đầm nén xong, tiến hành kiểm tra độ chặt của đất nền. Trên mỗi đoạn kiểm tra 3 mẫu, lấy trị số trung bình. Vậy ta được 5 giá trị độ chặt Ktt ứng với 5 giá trị số lượt lu lèn n.
– Nếu cả 5 giá trị đều nhỏ hơn Kyc thì phải tiến hành tăng số lượt lu n lên và tiến hành làm lại. Nếu số lượt lu n tăng lên quá cao mà vẫn chưa đạt thì kết luận loại lu đó sử dụng không đạt yêu cầu, phải thay loại lu khác nặng hơn.
– Như vậy, ta sẽ có các cặp giá trị kết quả đầm nén: (Ktt1, n1), (Ktt2, n2), (Ktt3, n3), (Ktt4, n4), (Ktt5, n5).
– Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa Ktt và n.
– Từ đồ thị này ta sẽ xác định được giá trị nyc ứng với Kyc của lớp đất có chiều dầy h.
K
|
nyc
|
Kyc
|
n
|
Đồ thị đầm nén khi lu thí điểm
|
– Tuy nhiên, sau khi xác định được trên đồ thị ta cũng nên kiểm tra lu lèn thử lại ngoài hiện trường để hiệu chỉnh lại kết quả xác định trên đồ thị cho chính xác.
1.6 Chú ý trong thi công nền đắp:
– Khi đắp đất thì đắp dốc ra hai bên để bảo đảm thoát nước cho nền đường.
– Phải lu lèn lớp thứ nhất tới độ chặt yêu cầu và được chấp thuận của Tư vấn thì mới được thi công lớp tiếp theo.
– Phải lu lèn đất đắp ở độ ẩm tốt nhất.
– Nếu sử dụng lu bánh nhẵn thì để bảo đảm sự liền khối giữa các lớp trong nền đường trước khi đắp lớp thứ hai cho xe xích chạy đều trên bề mặt để tạo độ liên kết tốt.
– Vật liệu đắp lớp 30 cm dưới đáy áo đường để đảm bảo độ chặt K98 phải là vật liệu chọn lọc.
– Kiểm tra độ chặt của đất nền đường bằng phương pháp dao đai đốt cồn, phao Covalep hay rót cát.
1.7 Hoàn thiện nền đắp
– Hoàn thiện về kích thước hình học của nền đắp
– Hoàn thiện độ dốc mái ta luy nền đắp.
– Hoàn thiện bằng phẳng bề mặt mái ta luy: cắt gọt đất đắp ép dư bằng nhân công.
– Đầm nén bề mặt mái ta luy nền đắp: bằng máy đầm bàn.
1.8 Kiểm tra, nghiệm thu nền đắp:
– Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng đất cấp phối.
– Kiểm tra, nghiệm thu về kích thước hình học.
– Kiểm tra nghiệm thu về cao độ nền đường.
– Kiểm tra, nghiệm thu mái ta luy nền đắp: độ dốc, bằng phẳng, độ chặt.
– Kiểm tra độ chặt của nền đắp Ktt >= Kyc. Việc kiểm tra độ chặt phải được tiến hành lấy mẫu xác suất ở mọi lớp đầm nén trong nền đường.
II. THI CÔNG ĐẮP TRÊN NỀN ĐẤT YẾU :
Công tác thi công đắp nền trên nền đất yếu được nhà thầu tiến hành thi công ngay từ ban đầu khi tiến hành thi công nền đường. Lý do: để đảm bảo thời gian đủ thời gian chờ lún cố kết nền đường và không ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục khác. Công tác đắp đất trên nền đất yếu có trình tự giống với công tác thi công đắp đất nền thông thường. Tuy nhiên do đặc điểm của nền đất cũ bị yếu và dựa trên biện pháp sử lý trong hồ sơ thiết kế được duyệt nên cần phải thực hiện bổ xung một số yêu cầu sau:
-Về vật liệu đắp: các vật liệu đắp đảm bảo hạn chế được các tác dụng bất lợi của nước ngập và nước ngầm, ổn định nước tốt.
– Phải bố trí quan trắc lún: để quan trắc thi công và theo dõi lún của nền đắp trên nền đất yếu, sử dụng hai dụng cụ là cọc quan trắc chuyển vị ngang và bàn quan trắc lún.
* Cọc quan trắc chuyển vị ngang: có cấu tạo hình vuông làm bằng gỗ, có kích thước 10x10x150cm, trên đỉnh có đóng đinh mũ. Trên một trắc ngang quan trắc, bố trí 12 cọc thẳng hàng, vuông góc với tim đường. Mỗi bên 6 cọc cách nhau 6m, cọc đầu tiên cách mép nền đường 2m.
+ Tiến hành đo chuyển vị ngang theo quy trình hiện hành: chuyển vị ngang cho phép £ 5mm/ngày đêm thì tiến hành đắp bình thường.
+ Tiến hành đo chuyển vị ngang mỗi ngày một lần vào cuối ngày làm việc trong quá trình đắp nền. Khi ngừng đắp và trong 2 tháng sau khi đắp tiến hành quan trắc hàng tuần; sau đó quan trắc hàng tháng cho đến hết thời gian bảo hành và bàn giao cho phía quản lý khai thác đường cả hệ thống quan trắc.
Bảng tổng hợp kết quả quan trắc chuyển vị ngang:
Tên cọc |
Thời tiết |
Sáng |
Lượng chuyển vị |
||||||||||
Chiều |
Chuyển vị trong tháng |
Chuyển vị tích luỹ |
|||||||||||
Tối |
|||||||||||||
Ngày |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | … | 29 | 30 | 31 | ||||
Lý trình |
Lượng chuyển vị | ||||||||||||
… |
….. | ||||||||||||
Ghi chú: |
Hàng cọc (cách chân taluy ….m)
Người phụ trách…. Người quan trắc…. Tư vấn giám sát ….
* Bàn quan trắc lún:
+ Cấu tạo: gồm 1 tấm đế thép hình vuông cạnh 50cm, dài 1cm, ở giữa có gắn ống thép tròn D50mm có ren nối ở đầu để nối dần trong khi thi công. Bên ngoài có ống nhựa D150mm để bảo vệ không cho cần đo lún tiếp xúc với nền đắp, trên đầu có nắp bịt kín tránh các vật liệu rơi vào trong ống đo lún. Trong mỗi mặt cắt ngang quan trắc bố trí 3 bàn đo lún: ở tim và hai bên vai đường.
+ Tiến hành đo lún theo quy trình hiện hành: đo cao độ lúc đặt bàn lún và đo lún mỗi ngày một lần trong quá trình thi công đắp nền đường. Khi ngừng đắp và trong 2 tháng sau khi đắp tiến hành quan trắc hàng tuần; sau đó quan trắc hàng tháng cho đến hết thời gian bảo hành và bàn giao cho phía quản lý khai thác đường cả hệ thống quan trắc.
Bảng tổng hợp kết quả quan trắc biến dạng lún:
Đoạn quan trắc….. Số liệu quan trắc … Cao độ mặt đất nguyên thổ…
Ngày tháng đắp đất |
Cao độ đắp đất (m) |
Chiều cao đắp đất (m) |
Ngày tháng đắp đất |
Cao độ quan trắc đầu cọc (m) |
Lượng lún (m) |
Khí hậu |
Tổng lượng lún (m) |
||
Tháng |
Ngày |
Tháng |
Ngày |
Hôm qua |
Hôm nay |
||||
Người phụ trách…. Người quan trắc…. Tư vấn giám sát ….
– Trình tự thi công: khi đất được lấy từ mỏ và vận chuyển tới vị trí đắp sau khi bề mặt được vệ sinh được đổ thành từng đống với cự ly thích hợp. San rải vật liệu thành từng lớp trên cả phạm vi nền đường. Tốc độ đắp 10cm/1 ngày đến cao độ đáy kết cấu áo đường với độ chặt yêu cầu. Chờ lún cố kết trong thời gian 240/ngày sau đó chuyển sang thi công phần mặt đường. Trước khi thi công mặt đường, tiến hành bù lún bằng vật liệu tương tự căn cứ theo độ lún thực tế ngoài hiện trường.
– Trong khi thi công không tập kết vật liệu thành đống lớn, không tập trung nhiều xe máy thi công trên nền đắp ( kể cả trong thời gian chờ cố kết).
III. THI CÔNG PHẦN BÊ TÔNG, BTCT
1. Nội dung công việc:
– Chuẩn bị mặt bằng: đào cây cỏ, tuân thủ theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác đất. Khi đào thi công chú ý đào đúng như hồ sơ thiết kế để đảm bảo chất lượng.
– Chuẩn bị mặt bằng và tiến hành đổ tấm bê tông cấu kiện đúc sẵn, kích thước số lượng chủng loại theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt tại bãi đúc được nhà thầu bố trí. Tuân thủ theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác bê tông.
– Đào đất hố : đổ bê tông bằng máy kết hợp thủ công.
– Lắp đặt tấm bê tông đúc sẵn bằng máy kết hợp thủ công.
Thiết bị thi công bao gồm:
Loại thiết bị |
Công suất hoạt động |
Số lượng |
– Máy ủi
– Máy xúc – Đầm bàn, đầm cóc – Cần cẩu – Ô tô vận chuyển – Máy trộn bê tông |
110CV dung tích gầu 0.8m3 7tấn 7 tấn 250lít |
01 01 06 01 02 01 |
2. Biện pháp thi công:
Sau khi chuẩn bị xong mặt bằng thi công và ổn định tổ chức tại công trường, song song với việc thi công phần nền mặt đường, nhà thầu chúng tôi tiến hành sản xuất cấu kiện tuy nen và kết cấu tấm đan đúc sắn, kết cấu bê tông cốt thép đá 1 x 2, mác 200. Việc gia công cốt thép tuy nen và tấm đan fi<=10 được thực hiện trong nhà xưởng tại công trường và vận chuyển đến bãi đúc bằng thủ công.
– Gia công ván khuôn:
+ Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, nhà thầu tiến hành thiết kế, gia công các bộ ván khuôn thép với kích cỡ phù hợp, sau khi đã được sự kiểm tra thống nhất của kỹ sư Tư vấn giám sát.
+ Các bộ ván khuôn được gia công chính xác, tháo dỡ dễ dàng đảm bảo thuận tiện cho công tác đổ BT sau này.
– Công tác gia công thép các loại:
* Tất cả các loại thép dùng cho công trình đều phải có phiếu kiểm tra chất lượng, yêu cầu chất lượng đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế, tuyệt đối không dùng thép cán nóng thủ công.
– Sai lệch về kích thước: mỗi mét chiều dài không quá 5mm, toàn bộ chiều dài không quá 20mm.
* Sai lệch về vị trí điểm uốn: Toàn bộ chiều dài không quá 20mm.
* Sai lệch về góc uốn: Không quá 30.
* Sai lệch về kích thước uốn: Không quá chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
* Đối với các cấu kiện định hình thì ta cắt một thanh mẫu cho tất cả các thanh có kích thước giống nhau và đánh dấu thanh mẫu rồi cứ thế gia công theo các mẫu đã được lựa chọn ban đầu. Sau khi sắt thép được uốn phù hợp với hình dạng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm thép đã cắt uốn được tiến hành kiểm tra theo từng loại, từng lô cứ 100 thanh thép đã cắt uốn thì lấy 5 thanh để kiểm tra. Tri số sai lệch không được vượt quá các giá trị sái số cho phép.
Thép được gia công rồi tập kết theo tưng lô để tránh nhầm lẫn.
* Liên kết hàn phải có bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ, không có bọt, đảm bảo chiều dài, chiều cao đường hàn theo thiết kế.
* Các sai lệch cho phép đối với sản phẩm thép và sai lệch cho phép đối với mối hàn không vượt quá quy định cho phép.
* Không nối ở các vị trí chịu lực và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với cốt thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ. Khi đường kính cốt thép ³ 20mm thì không được dùng phương pháp nối buộc, mà phải nối cốt thép theo phương pháp hàn.
* Vận chuyển thép bán thành phẩm phải cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không làm hư hỏng, biến dạng sản phẩm.
+ Thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
* Lắp dựng thép bán thành phẩm cần thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp dựng sau.
+ Có biện pháp ổn định sản phẩm cho quá trình đổ bê tông.
+ Các con kê (đối với cốt thép trong bê tông) đặt tại vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép cho phép nối với cốt thép đã lắp dựng theo các quy định tại bảng 9 của TCVN 4453 – 1995.
– Công tác đổ BT:
+ Tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu dùng trong BT, thiết kế mẫu tiêu chuẩn cho từng loại mác BT yêu cầu.
+ Hỗn hợp BTXM được trộn bằng máy trộn có dung tích 250 lít, thành phần cấp phối tỷ lệ nước, lượng xi măng được pha trộn theo thành phần phù hợp với thiết kế mẫu.
+ Tiến hành đổ BT các viên ốp mái khi đã hoàn tất các công việc lắp đặt ván khuôn được kỹ sư TVGS chấp nhận.
+ Đầm nén chỉnh sửa cấu kiện BTXM bằng nhân công theo đúng yêu cầu thiết kế với các dụng cụ cầm tay ( bay, bàn xoa..).
+ Tháo dỡ ván khuôn sau thời gian BT đã đạt 25% cường độ thiết kế.
+ Bảo dưỡng bê tông trong thời gian 14 ngày, trong thời gian này luôn đảm bảo độ ẩm thích hợp.
2.3 Đổ bê tông
Đầm thủ công nền đào đảm bảo nền thi công kè không bị lún trong quá trình thi công và sử dụng. Thiết bị đầm có thể là đầm bàn, đầm cóc…
Rải lớp đá dăm đệm dày 10cm và tiếp tục đầm lèn thủ công đảm bảo độ chặt cho nền thi công kè chân.
Lắp đặt ván khuôn, ván khuôn được chế tạo bằng gỗ tại địa phương, gia công cho phù hợp với hình dạng kè.
Lắp đặt ván khuôn đảm bảo kín khít, vững chắc trong quá trình đổ bê tông.
Bê tông được trộn bằng máy trộn dung tích 250 lít đảm bảo chất lượng và được sự chấp thuận của TVGS trước khi tiến hành đổ bê tông.
Vận chuyển bê tông bằng băng chuyền hoặc xô thùng và đảm bảo bê tông không bị phân tầng trong quá trình thi công.
Bảo dưỡng bê tông trong thời gian ninh kết đạt cường độ thiết kế. Tháo dỡ ván khuôn khi bê tông đạt 75% cường độ thiết kế.
Nếu đoạn kè chân quá dài, tiến hành chia đoạn để thi công căn cứ vào điều kiện thi công. Tại các đầu nối phải được vệ sinh làm sạch trước khi thi công đoạn tiếp theo.
Thi công chèn đá hộc khi đã tháo rỡ ván khuôn kè. Đá được vận chuyển đến vị trí thi công bằng ô tô và thi công đắp đá bằng thủ công. Công nhân sẽ chèn chặt các viên đá hộc theo đúng kích thước như hình vẽ và sự chỉ đạo của TVGS.
2.4. Biện pháp đảm bảo chất lượng đối với công tác bê tông:
a. Thiết kế thành phần cấp phối của hỗn hợp.
Trước khi thi công, Nhà thầu thiết kế thành phần cấp phối bê tông, vữa cho loại vật liệu cụ thể mà mình đang dùng và phải trình cho Tư vấn giám sát kiểm tra. Được sự đồng ý của Tư vấn giám sát nhà thầu mới tiến hành trộn vật liệu để tiến hành công tác đổ bê tông các cấu kiện.
b. Thiết bị.
– Máy trộn tự hành 250L.
– Đầm dùi.
c. Trộn bê tông:
– Chuẩn bị thiết bị cân đong chính xác.
– Đổ khoảng 15 – 20% lượng nước yêu cầu cho 1 mẻ trộn vào thùng trộn. Sau đó cho hỗn hợp xi măng, cốt liệu (cát, đá) vào cùng 1 lúc. Trong quá trình trộn cốt liệu ta đồng thời sẽ đổ nốt lượng nước còn lại cho đến hết.
– Yêu cầu: hỗn hợp bê tông sau khi trộn phải thật nhuyễn, đều.
– Để bảo đảm chính xác thì mỗi ngày Nhà thầu sẽ xác định lượng nước mưa hay độ ẩm trong cốt liệu đá, cát.
– Khi khối lượng bê tông ít, có thể trộn bằng thủ công.
d. Đổ bê tông:
– Chiều cao đổ tối đa là 1.5m để tránh cho BT bị phân tầng.
– Thời gian bắt đầu ninh kết của xi măng: 120 phút kể từ lúc cho nước. Nếu muốn kéo dài phải dùng phụ gia.
– Phải đầm chặt hỗn hợp bê tông đảm bảo tránh bị rỗ, đầm tới khi nước và bọt khí nổi lên bề mặt thì thôi.
– Chú ý đầm đều và đầm kỹ tại các góc, cạnh.
e. Bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ ván khuôn.
– Sau khi đổ, BT cần được bảo dưỡng trong điều kiện ẩm tối thiểu là 7 ngày khi trời nắng, 4 ngày khi trời mưa, râm.
– Việc tháo dỡ ván khuôn phải căn cứ vào đặc tính chịu lực của kết cấu. Với kết cấu chịu lực, chỉ được tháo dỡ khi bê tông đã đủ cường độ thiết kế, với kết cấu tấm bản đúc sẵn thì ván khuôn thành xung quanh có thể dỡ rất sớm khi bê tông đạt 25% cường độ.
– Khi tháo dỡ ván khuôn, nếu bề mặt bê tông có khuyết tật thì phải tiến hành sửa chữa các khuyết tật đó cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật – mỹ thuật.
f. Công tác kiểm tra.
– Việc kiểm tra được thực hiện ở tất cả các khâu theo trình tự trên: từ chất lượng vật liệu, công tác lắp đặt ván khuôn, công tác cốt thép, công tác trộn, đổ, bão dưỡng bê tông, . . .
– Tiến hành đúc mẫu thí nghiệm xác định mác của bê tông. Mẫu đúc 15x15x15cm.
– Nén mẫu theo từng giao đoạn: giai đoạn 1: ép mẫu sau 7 ngày thì cường độ BT phải đạt được 65% mác thiết kế, sau 28 ngày phải đạt được 100% mác thiết kế.
IV. THI CÔNG XÂY ĐÁ HỘC:
+ Cấp phối vữa xây được xác định theo 14TCN80-90 và QPTL2.66.
+ Ximăng, cát và nước để chế tạo vữa xây trát phải đảm bảo các yêu cầu đã trình bày trong phần vật liệu.
+ Nhà thầu chúng tôi sẽ đóng các hộc đong để định lượng các vật liệu thành phần đảm bảo độ chính xác của vật liệu sử dụng, không được sai lệch quá 2% so với cấp phối qui định. Vữa xây trát được trộn bằng máy dung tích 250 lít.
+ Bố trí các bãi trộn thích hợp: sân láng bê tông, tấm tôn … để vữa sau khi trộn không lẫn các tạp chất và không bị rút mất nước, đảm bảo độ dẻo dự kiến. Đồng thời chúng tôi sẽ có biện pháp vận chuyển vữa thích hợp để vữa không bị phân tầng trong khi vận chuyển.
+ Tiến hành thí nghiệm xác định thời gian bắt đầu ninh kết của vữa nếu cán bộ giám sát kỹ thuật của Chủ đầu tư yêu cầu. Vữa phải được sử dụng trước thời gian qui định:
– Không quá 1 giờ 30 phút nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 20o C.
– Không quá 1 giờ nếu nhiệt độ ngoài trời từ 21o C đến 32o C
– Không quá 30 phút nếu nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 32o C.
+ Vữa xây phải được đúc 1 nhóm 3 mẫu thí nghiệm để kiểm tra cường độ chịu nén. Mẫu đúc tại vị trí xây dựng công trình và có chứng thực của chủ Đầu tư.
+ Trước khi xây đá trên nền đất phải bóc hết lớp đất hữu cơ, đất bùn đất có lẫn vôi gạch nát.
+ Trước khi xây, đá được tưới nước sạch sẽ không dùng đá bẩn và khô để xây.
+ Trong trường hợp tường đá được chia thành từng đoạn thì chỗ ngắt đoạn được xây giật cấp.
+ Khi xây hòn đá phải đặt nằm, mạch xây phải no đều, vữa dày ít nhất là 3 cm đồng thời không được xây hòn đá trực tiếp tì nhau (không xây khan). Không đặt đá trước rồi đổ vữa sau. Không dùng đá dăm để kê đá hộc ở mạch ngoài.
+ Không xây trùng mạch ở mạch ngoài cũng như trong đá xây. Mạch đứng của lớp đá trên sole mạch đứng của lớp đá dưới ít nhất là 8cm.
+ Các hòn đá xây thô mạch ngoài có kích thước tương đối lớn và phải bằng phẳng.
+ Nếu tường dày 30cm thì ít nhất trong mỗi m2 có hòn đá có đuôi dài 30cm.
+ Khi tạm ngừng xây phải đổ vữa chèn đá dăm vào hết các mạch đứng của lớp đá trên cùng. Trên mặt lớp này không rải vữa.
+ Nếu thời gian ngừng xây kéo dài hoặc những đoạn xây đã xong thì trên mặt của tường phải được che phủ kín và phải tưới nước đặc biệt chú ý nhất là những ngày nắng hanh.
+ Khi lại tiếp tục xây, trên mặt của tường phải quét dọn hết rác bẩn và phải tưới nước cho đủ ẩm nhưng không được tưới nhiều thành từng vũng trên mặt.
+ Không cho phép người và xe cộ qua lại trực tiếp qua mặt lớp đá đang xây gây chấn động làm long các mạch vữa bắt đầu đông cứng để viên đá mới xây xong không được di động. Trong trường hợp viên đá bị long mạch thì loại bỏ vữa xây và thay thế vữa xây mới.
– Tiến hành bảo dưỡng liên tục khối xây trong 7 ngày để đảm bảo điều kiện ninh kết cho kết cấu. Trong thời gian tiếp theo cho đến hết thời gian bảo hành công trình chúng tôi sẽ thường xuyên theo dõi tình trạng kết cấu đá xây, kịp thời phát hiện các khuyết tật (nếu có) để có các biện pháp xử lý thích hợp
V. THI CÔNG TRỒNG CỎ:
1. Nội dung công việc:
Công tác này bao gồm việc cung cấp và đặt tảng cỏ ( vầng cỏ ) trên các bản vẽ thiết kế chi tiết trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và theo chỉ đạo của TVGS hiện trường.
2. Yêu cầu vật liệu:
Vầng cỏ phải đúng chủng loại thiết kế, có đặc tính khoẻ mạnh – rậm – có sức phát triển tốt – vĩnh cửu và là loại cỏ có thể yêu cầu cung cấp ngay được tại các địa phương nói chung, nơi cỏ được đem sử dụng và không lẫn cỏ dại.
Tảng cỏ được cắt hình vuông đều đặn, khoảng 300mm x 300mm, không nên lớn hơn để thuận tiện cho việc vận chuyển và thi công.
Đảm bảo tưới đủ lượng nước ít nhất là 12 giờ trước khi cắt tỉa để tạo điều kiện tảng cỏ có độ ẩm tốt tới chiều sâu phải cắt để tránh làm tăng cỏ bị cắt trong điều kiện khô sẽ gây ra bị gãy hoặc vỡ trong khi cắt.
3. Biện pháp thi công và chế độ bảo dưỡng:
– Công tác trồng cỏ được thi công sau khi các tấm ốp ta luy được thi công xong. Các tấm bê tông có lỗ trồng cỏ được thi công đúng vị trí theo thiết kế. Đất tại các lỗ trồng cỏ được xới bằng thủ công đảm bảo tơi xốp và khá mịn với chiều sâu tối thiểu 30mm.
– Nền đất trồng cỏ phải luôn đảm bảo đủ độ ẩm. Nếu khô quá phải tiến hành tưới ẩm cho nền đủ độ ẩm tự nhiên trong vòng 24 giờ sau khi tảng cỏ được cắt.
– Đặt tảng cỏ sao cho các mối nối tạo ra do các đầu tiếp xác của dải cỏ không liên tục. Mỗi tảng cỏ phải được đặt sao cho nó khít với tảng cỏ đặt trước đó. Tảng cỏ đặt trong viên bê tông trồng cỏ phải lọt hẳn vào trong viên bê tông trồng cỏ.
– Khi trồng tảng cỏ xuống phải dùng thanh gỗ thích hợp hoặc thanh kim loại để ấn hoặc vùi tảng cỏ vào lớp đất đã làm tơi ở dưới.
– Sau khi hoàn thành việc đặt các vầng cỏ, làm sạch bề mặt, không có tảng cỏ bị vỡ, loại bỏ đất thừa hoặc tạp chất. Sau đó phải rắc một lớp đất mặt mịn, mỏng lên tảng cỏ để xử lý mặt và sau đó tưới nước để các khu vực đất này được làm ẩm hoàn toàn.
– Tưới nước đều đặn và bảo dưỡng trong điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thi công cho tới khi có sự chấp thuận của TVGS.
VI.THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG:
1. Công tác làm khuôn đường:
+ Nhà thầu lựa chọn biện pháp đắp lề trước.
+ Việc đắp lề được thực hiện theo từng lớp tương ứng với chiều dầy từng giai đoạn thi công các lớp kết cấu mặt đường.
+ Đắp đất, đầm lèn tới độ chặt K95: sử dụng nhân công để đắp, máy đầm tay MISAKA để đầm nén tới độ chặt yêu cầu.
Chú ý: để bảo đảm thoát nước ra khỏi lòng đường khi xảy ra mưa thì khoảng 15m ứng với một bên lề đường xẻ 1 rãnh ngang cắt qua lề đường, các rãnh hai bên lề được xẻ so le nhau và được lấp đi khi thi công xong mặt đường.
+ Công tác đắp đất, lu lèn lề đường tuân thủ theo các nguyên tắc trên.
+ Yêu cầu khuôn đường sau khi thi công xong:
– Phải đúng kích thước yêu cầu.
– Đúng độ dốc mui luyện.
– Đúng cao độ thiết kế.
– Bảo đảm bằng phẳng bề mặt chắc chắn. Nếu chưa đủ độ chặt thì cần sử dụng lu, lu khoảng 3 – 4 lượt/điểm để lòng đường đạt đủ độ chặt yêu cầu.
+ Kiểm tra, nghiệm thu: phải có biên bản kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường trước khi thi công các lớp móng đường.
2. Thi công móng đá dăm tiêu chuẩn dày 14cm.
2.1. Vật liệu:
– Vật liệu làm lớp móng dưới được tiến hành các thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý và các yêu cầu cần thi công và phải phù hợp theo các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu cho lớp móng dưới và của kỹ sư tư vấn.
2.2. Chuẩn bị mặt bằng tập kết thiết bị:
– Sau khi được kỹ sư tư vấn chấp thuận lớp nền K95 và vật liệu cho lớp móng dưới tiến hành làm vệ sinh nền K95.
– Đo đạc kiểm tra, lên ga cắm cọc xác định khuôn đường, lu sơ bộ lại.
– Đắp và hoàn thiện lề đường đến cao độ bằng cao độ lớp móng thi công. Để đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công, lề đường được tạo các rãnh xương cá so le với khoảng cách 15-20m một rãnh. Các rãnh xương cá được lấp đi sau khi công tác thi công móng cấp phối hoàn thành.
– Xác định vệt thi công kết hợp với đảm bảo giao thông cho phù hợp.
– Chuẩn bị và lắp đặt các cọc tiêu biển báo phục vụ cho công tác an toàn trong thi công.
– Bảng thiết bị, máy móc cho công tác thi công:
Loại thiết bị |
Công suất hoạt động |
Số lượng |
– Máy san
– Lu nhẹ bánh sắt – Lu nặng bánh sắt – Lu lốp – Xe tưới nước – Máy xúc – Ô tô tự đổ – Đầm cóc – Máy thuỷ bình |
125CV ( 6-8)tấn (8-12)tấn áp lực bánh 4-6T 6m3 1,25m3/gầu (10-18) tấn
|
01 01 01 01 01 01 05 02 01 |
– Căn cứ vào khối lượng công việc cần thi công trên từng đoạn tuyến mà bố trí số lượng xe máy, thiết bị cho hợp lý đảm bảo tiến độ thi công công trình.
2.3. Biện pháp thi công:
– Tiến hành thi công thí điểm trên một đoạn do nhà thầu quyết định với vật liệu và thiết bị nói trên để cùng kỹ sư tư vấn xác định mức độ đạt yêu cầu của đá, hiệu quả của thiết bị, thời gian thực hiện. Qua đó lập biện pháp thi công và điều chỉnh tiến độ hợp lý cho công tác thi công lớp móng dưới khi tiến hành thi công đại trà.
– Vật liệu đá dăm tiêu chuẩn sau khi được kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý và thông qua ý kiến của TVGS đã đạt yêu cầu mới được vận chuyển bằng xe ôtô đến công trường hoặc bãi chứa vật liệu. Vật liệu được xúc lên xe ôtô bằng máy xúc gầu bánh lốp để đảm bảo vật liệu không bị phân tầng.
– Khi vận chuyển đến công trường, vật liệu được đổ thành các đống nhỏ và khoảng cách các đống được tính toán phù hợp với chiều dày lớp rải (có tính đến hệ số lu lèn của vật liệu và diện tích thi công). Trước khi vận chuyển, vật liệu được kiểm tra điều chỉnh độ ẩm sao cho phù hợp.
– Sử dụng máy san san đều vật liệu trên mặt đường theo đúng cao độ đã lên ga và đúng chiều dày tính toán. Chiều dày lớp rải được khống chế bằng con xúc xắc. Nếu vật liệu còn dư tập kết lại thành đống phủ bạt ủ. Trong quá trình rải nếu có hiện tượng phân tầng thì dùng nhân xới lên trộn lại hoặc thay lại vật liệu.
– San rải đá dăm: khi san rải đá dăm phải có độ ẩm tốt nhất (±1%), nếu đá dăm chưa đủ ẩm thì vừa san rải vữa tưới thêm nước bằng bình hoa sen hoặc xe stec.
– Sau khi san rải xong, lớp đá dăm phải có bề mặt bằng phẳng, đúng chiều dày, đúng hình dạng mui luyện yêu cầu rồi mới tiến hành lu lèn. Muốn vậy, phải dùng con xúc sắc có chiều dầy bằng chiều dày san rải của lớp đá dăm, luôn kiểm tra cao độ bằng máy thuỷ bình hoặc bộ 3 cây tiêu.
– Tiến hành ngay công tác lu lèn sau khi vật liệu được san để vật liệu đảm bảo được độ ẩm phù hợp. Việc lu được tiến hành từ 2 mép vào tim, từ chỗ thấp lên chỗ cao.
– Trình tự lu lèn:
+ Ban đầu sử dụng lu nhẹ bánh sắt 6-8T, lu sơ bộ lớp cấp phối với số lượt lu là 3-4 lượt/ điểm. Trong lần lu này, tiến hành sử dụng nhân công bù phụ vật liệu cho mặt đường.
+ Tiếp theo, sử dụng lu rung 14T (khi rung đạt 25T) lu lèn chặt lớp với lượt lu là 8-10 lượt/ điểm. Kết hợp lu lốp tải trọng bánh 2,5-4T với số lượt lu là 8-10 lượt/ điểm.
+ Cuối cùng giai đoạn lu hoàn thiện: sử dụng lu bánh sắt 8-10T lu hoàn thiện lớp cấp phối với số lượt lu là 3-4 lượt/điểm.
Trên đây, số công lu là chỉ để tham khảo. Còn số công lu thực tế được quyết định khi tiến hành thi công thử trước khi thi công đại trà.
– Kiểm soát chất lượng: thường xuyên kiểm tra cao độ lớp móng thi công trong khi lu bằng máy thuỷ bình. Thực hiện kiểm tra độ chặt sau quá trình lu lèn bằng thí nghiệm.
2.4. Biện pháp an toàn và bảo vệ môi trường:
– Trong phạm vi thi công phải lập các hàng rào chắn khu vực thi công. Lập các vị trí quay đầu xe.
– Các vị trí sát mép mái dốc phải có các vật cản, biển báo nguy hiểm cho thiết bị thi công và người qua lại.
– Lái xe khi đổi hướng hoặc quay đầu trong phạm vi thi công phải có còi, đèn báo hiệu.
– Sử dụng xe tưới nước để tưới nước chống bụi trên đoạn đường đang thi công tránh ô nhiễm môi trường.
– Xe chở vật liệu vào công trường phải phủ bạt không để vương vãi gây mất an toàn và vệ sinh môi trường.
2.5. Kiểm soát chất lượng:
– Vật liệu thi công được kiểm tra định kỳ theo khối lượng.
– Công tác đo đạc kiểm tra được tiến hành đo độ bằng phẳng, cao độ, kích thước hình học và đo độ chặt hiện trường từng lớp được thực hiện bởi phòng thí nghiệm của nhà thầu có sự chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát.
– Sau khi hoàn tất lớp móng dưới và được kỹ sư tư vấn chấp thuận nhà thầu tiến hành chuẩn bị thi công lớp móng trên.
3. Thi công móng đá 4×6 chèn đá dăm dày 8cm:
Các bước thi công cơ bản tương tự như thi công lớp đá dăm tiêu chuẩn, chỉ khác cơ bản ở trình tự lu lèn và rải đá:
+ Lần thứ 1: Lu lèn để lớp đá 4×6 tạm ổn định, giảm bớt độ rỗng đá. Sử dụng lu bánh sắt 6-8 tấn, tốc độ lu không quá 2 Km/h, bánh xe lu lấn ra ngoài lề 20-30cm.
+ Lần thứ 2: Lu cho đá 4×6 chèn chặt vào nhau, tiếp tục làm giảm kẽ hở của đá đồng thời rải đá chèn 2×4 và 1×2 để lấp kín các kẽ hở. Sử dụng lu bánh sắt 8-10 tấn tốc độ lu không vượt quá 3Km/h. Các lần sau đó tốc độ có thể tăng dần tối đa không quá 4Km/h nhưng không được làm vỡ đá, khi bánh xe lu không còn hằn vệt trên mặt đá dăm 4×6 là kết thúc lớp móng.
+ Lần thứ 3: Rải đá dăm loại 0,5×1, dùng chổi để chèn vào các kẽ hở của đá, vừa lu cho đến khi hết vật liệu chèn. Giai đoạn này dùng lu 10-12 tấn, tốc độ lu không quá 5 Km/h.
4. Thi công lớp đá dăm láng nhựa:
4.1. Vật liệu:
– Vật liệu làm lớp mặt gồm nhựa đường, đá dăm kích cỡ từ 0,5-2 được tiến hành các thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý và các yêu cầu cần thi công và phải phù hợp theo các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu cho lớp móng dưới và của kỹ sư tư vấn.
4.2. Chuẩn bị mặt bằng tập kết thiết bị:
– Sau khi được kỹ sư tư vấn chấp thuận lớp móng đá 4×6 chèn đá dăm và vật liệu cho lớp mặt, tiến hành làm vệ sinh sạch sẽ.
– Đo đạc kiểm tra, lên ga cắm cọc xác định độ dốc, lu sơ bộ lại.
– Xác định vệt thi công kết hợp với đảm bảo giao thông cho phù hợp.
– Chuẩn bị và lắp đặt các cọc tiêu biển báo phục vụ cho công tác an toàn trong thi công.
– Bảng thiết bị, máy móc cho công tác thi công:
Loại thiết bị |
Công suất hoạt động |
Số lượng |
– Lu nhẹ bánh sắt
– Máy tưới nhựa – Thiết bị nấu nhựa – Máy thuỷ bình |
( 6-8)tấn
|
01 01 01 01 |
– Căn cứ vào khối lượng công việc cần thi công trên từng đoạn tuyến mà bố trí số lượng xe máy, thiết bị cho hợp lý đảm bảo tiến độ thi công công trình.
4.3. Biện pháp thi công:
– Tiến hành thi công thí điểm trên một đoạn do nhà thầu quyết định với vật liệu và thiết bị nói trên để cùng kỹ sư tư vấn xác định mức độ đạt yêu cầu của nhựa, đá, hiệu quả của thiết bị, thời gian thực hiện. Qua đó lập biện pháp thi công và điều chỉnh tiến độ hợp lý cho công tác thi công lớp móng dưới khi tiến hành thi công đại trà.
– Trình tự tưới nhựa: Lần 1 (1,9 kg nhựa/m2, đá 1,6×2): tưới nhựa bằng máy, nếu chưa đều hoặc những điểm hẹp thì phải tưới nhựa bằng thủ công, sau thời gian không quá 3 phút phải rải lớp đá dăm đều trên bề mặt nhựa. Đá rải bằng thủ công, phải có bề mặt bằng phẳng, đúng chiều dày, đúng hình dạng mui luyện yêu cầu rồi mới tiến hành lu lèn.. Dùng lu vừa 6-8 tấn, lu lượt đầu khoảng 2 km/h sau đó tăng dần lên 5km/h, tổng số lần lu khoảng 6-8 lần/điểm, khi có hiện tượng vỡ đá thì phải dừng lại. Tương tự với thi công tưới nhựa lần 2 (1,5 kg nhựa/m2, đá 1×1,6), lần 3 (1,1 kg nhựa/m2, đá 0,5×1,0).
– Xe lu đi từ mép vào giữa và vệt lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20cm. Phải giữ bánh xe lu luôn khô và sạch sẽ.
4.4. Biện pháp an toàn và bảo vệ môi trường:
– Trong phạm vi thi công phải lập các hàng rào chắn khu vực thi công. Lập các vị trí quay đầu xe.
– Các vị trí sát mép mái dốc phải có các vật cản, biển báo nguy hiểm cho thiết bị thi công và người qua lại.
– Lái xe khi đổi hướng hoặc quay đầu trong phạm vi thi công phải có còi, đèn báo hiệu.
– Xe chở vật liệu vào công trường phải phủ bạt không để vương vãi gây mất an toàn và vệ sinh môi trường.
4.5. Kiểm soát chất lượng:
– Vật liệu thi công được kiểm tra định kỳ theo khối lượng.
– Công tác đo đạc kiểm tra được tiến hành đo độ bằng phẳng, cao độ, kích thước hình học và đo độ chặt hiện trường từng lớp được thực hiện bởi phòng thí nghiệm của nhà thầu có sự chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát.
– Sau khi hoàn tất có thể cho thông xe ngay. Trong hai ngày đầu cần hạn chế tố độ xe không quá 10km/h và không quá 20km/h trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi thi công. Đặt barie trên mặt đường để điều chỉnh xe ô tô chạy đều khắp trên mặt đường đồng thời để hạn chế tốc độ xe.
5. Thi công lớp cấp phối đồi gia cố lề:
5.1 Vật liệu:
Cấp phối đồi phải được thí nghiệm thành phần hạt theo tiêu chuẩn hiện hành 22 TCN 304-33. Nhà thầu sẽ trình mẫu và kết quả thí nghiệm của mẫu cấp phối đồi cho Tư Vấn, Giám sát 7 ngày trước khi thi công, khi được chấp thuận Nhà thầu mới vận chuyển vật liệu đến công trường.
5.2 Biện pháp thi công:
Chuẩn bị vật liệu cho từng đoạn dự kiến sẽ thi công, vật liệu dự kiến thi công sẽ được tính thêm phần hệ số nở rời để đảm bảo đầy đủ vật liệu thi công.
Tiến hành cắm cọc mốc định giới hạn lề đường.
Cấp phối đồi được thi công 1 lớp. Xe ô tô vận chuyển đất đắp từ mỏ về công trường với khối lượng tính toán phù hợp với diện tích từng đoạn đắp, đổ thành từng đống nhỏ từ 1 đến 1,5 m3 (trước khi đổ tưới ẩm lề đường), dùng máy san tiến hành san gạt đều vật liệu theo đúng độ dốc lề.
Trong quá trình đắp cần kiểm tra độ ẩm của cấp phối bằng cách nắm vật liệu bóp chặt, mở bàn tay ra không bị ướt dính nhưng tung vật liệu không bị rời ra là đạt yêu cầu. Nếu chưa đạt yêu cầu phải tưới nước cho đủ độ ẩm đúng quy định.
Mặt lớp thi công phải thường xuyên tạo độ dốc cần thiết để đảm bảo thoát nước bề mặt được tốt.
Công tác lu lèn:
Việc lu lèn được bố trí theo quy trình: Lu lèn sơ bộ ổn định từng lớp dùng xe lu 8 tấn, tốc độ lu phải đảm bảo từ 1 đến 1,5 km/giờ. Sau khi lu lèn sơ bộ tiến hành bù phụ và chỉnh sửa cho đều nhau, đúng độ dốc. Sau khi lu lèn sơ bộ đạt yêu cầu tiến hành lu lèn chặt. Sử dụng xe lu 12 tấn, tốc độ lu phải đảm bảo từ 2 đến 2,5 km/h, đầm nén đến khi không nhìn thấy vệt lằn bánh xe lu.
Đặc biệt lưu ý trong quá trình lu lèn, phải đảm bảo độ ẩm của lớp cấp phối đồi đúng quy định.
5.3 Hoàn thiện, nghiệm thu:
Sau khi tới cao độ thiết kế hoàn chỉnh thì tiến hành nghiệm thu kỹ thuật A – B đồng thời ghi vào sổ nhật ký công trình.
PHẦN VII. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
1. Tuyển chọn, tập kết vật liệu
– Các loại vật liệu dùng cho công trình như xi măng, sắt thép, các loại vật liệu, hóa chất…. phải được tuyển chọn kỹ. Yêu cầu phải được kiểm định trực tiếp hoặc có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa. Vật tư phải là những nơi sản xuất có uy tín. Đá cát và một số vật tư khác phải đảm bảo về kích thước và tiêu chuẩn chất lượng quy định. Nước dùng trộn vữa phải đảm bảo về độ phèn, trong sạch và phải là nước ngọt sinh hoạt. Bảo quản không để xi măng bị đóng cọc, sắt thép không bị gỉ sét, gạch đá không bị bám rêu và một số vật liệu không bị ẩm mốc.
– Toàn bộ vật tư thi công và thiết bị lắp đặt tại công trình đảm bảo các tiêu chuẩn về kích thước, mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu thiết kế và nội dung hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư.
– Mọi vật liệu trước khi đem vào sử dụng phải được sự giám sát của bên A và phải đảm bảo về quy cách và chất lượng.
– Bố trí tập kết vật liệu đúng nơi, đúng bãi, không để lẫn tạp chất, thuận tiện trong thi công và không gây ách tắc giao thông.
– Với các loại bê tông xi măng đều có kiểm định chất lượng theo quy định 20m3/1 nhóm 3 mẫu thí nghiệm theo chỉ tiêu của quy trình.
– Đá các loại điều được thử nghiệm về kích cỡ, cường độ, độ mài mòn, hàm lượng bụi bẩn và là loại đá quy cách được mua ở thị xã Hồng Lĩnh. Đối với cấp phối đá dăm : theo quy định kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô Bộ Giao Thông Vận Tải.
– Xi măng được mua tại thị xã Hồng Lĩnh và đều có thí nghiệm mác xi măng và thành phần cấp phối BTXM.
– Cát được mua để đổ bê tông là cát có kích thước hạt theo quy định phù hợp với tỷ lệ xi măng, nước và cát được thí nghiệm, rửa bỏ hàm lượng bẩn.
– Thép mua tại các đại lý và có chứng chỉ về độ kéo, nén kèm theo.
– Nhựa đường : Dùng lọai nhựa đặc của Singapore độ kim lún 60/70. Trước khi thi công có thí nghiệm tiêu chuẩn nhựa, thí nghiệm cấp phối của bê tông nhựa nóng và các chỉ tiêu kèm theo.
– Đối với bê tông nhựa : theo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa 22 TCN – 249 – 98, dùng lọai vừa đá dăm, nhựa đường dùng loại có trị số độ kim lún 60/70.
– Các vật liệu khác phải tuân thủ theo các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
2 Tổ chức lao động
– Công tác tổ chức lao động trong thi công xây lắp được đơn vị chúng tôi quan tâm hàng đầu. Việc tổ chức hợp lý lao động giúp cho việc thi công đạt hiệu quả cao, đảm bảo được chất lượng công trình. Tổ chức lao động để đảm bảo chất lượng công trình, chúng tôi chú trọng vào các vấn đề sau:
Æ Biện pháp sử dụng hợp lý lao động.
Æ Bố trí hợp lý công nhân trong dây chuyền sản xuất, phân phối hợp lý lao động, tổ chức nơi làm việc, công tác phục vụ, tạo mọi điều kiện để an toàn lao động.
3 Lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất
Công tác lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất được chúng tôi thực hiện nhằm đảm bảo điều hòa sản xuất và thi công xây lắp. Thường xuyên nắm tình hình, kiểm tra phối hợp hoạt động sản xuất thi công của các đội.
Chú trọng đẩy mạnh tiến độ thi công, xây lắp, áp dụng phương pháp tổ chức thi công và công nghệ tiên tiến, sử dụng tối đa công suất thiết bị máy móc.
Sử dung tối đa năng lực của các đơn vị liên doanh tham gia xây dựng công trình. Cung ứng kiệp thời và đồng bộ cho thi công lực lượng lao động, thiết bị, máy móc và vật tư kỹ thuật.
4 Tổ chức kiểm tra chất lượng
Việc đánh giá chất lượng công trình do Hội Đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện. Nhưng để đảm bảo chất lượng chúng tôi bố trí cán bộ và cụ thể hóa trình tự công tác nghiệm thu từng hạng mục dựa trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tiêu chuẩn vật liệu đem vào thi công, kết cấu thi công xây lắp.
Chúng tôi bố trí một hệ thống thiết bị thí nghiệm đầy đủ để tổ chức làm tốt công tác thí nghiệm và quản lý chất lượng của chúng tôi trước khi báo cáo Chủ Đầu Tư làm công tác kiểm định chất lượng.
5. Thí nghiệm tại và nghiệm thu tại hiện trường:
– Đối với nền thiên nhiên : kiểm tra độ chặt K = 0.95, sau khi bóc lớp hữu cơ với khối lượng kiểm tra 500 m2/điểm.
– Kiểm tra vật liệu trước khi đúc tấm ốp mái taluy.
– Kiểm tra chất lượng các tấm ốp mái.
– Kiểm tra kích thước hố móng kè chân
– Kiểm tra kích thước hình học 3 mặt cắt/ 1km.
– Kiểm tra độ chặt K của lớp đất đắp nền.
– Kiểm tra nghiệm thu lớp CPĐD.
Æ Kiểm tra vật liệu tại mỏ.
Æ Kiểm tra thành phần vật liệu 150m3/mẫu.
Æ Kiểm tra độ sạch của đá 150m3/mẫu.
Æ Kiểm tra cao độ móng, kích thước, độ bằng phẳng, đồng đều.
Æ Kiểm tra kích thước hình học 3 mặt cắt/1km.
Æ Kiểm tra mô đuyn đàn hồi E <= 1220 kg/cm2.
– Kiểm tra và nghiệm thu lớp BTNN
Æ Kiểm tra độ chặt K >= 0.98 đối với làm đường xe thô sơ.
Æ Kiểm tra độ chặt K >= 0.99 đối với làn đường xe cơ giới.
Æ Kiểm tra mô đuyn đàn hồi E >= 1800 kg/cm2
Æ Kiểm tra mô đuyn đàn hồi K > =1150kg/cm2 đối với làn xe thô sơ.
Æ Kiểm tra thành phần nhựa.
Sau khi hoàn thành công trình, các hạng mục được nghiệm thu A-B-TK có bản vẽ hoàn công, đầy đủ chứng chỉ và hồ sơ theo quy định thì được nghiệm thu tổng thể, bàn giao đưa vào sử dụng.
6. An toàn giao thông:
– Tại những vị trí có hố đào sâu , ngoài việc có biển báo phải có rào chắn ban ngày cắm cờ, ban đêm phải có đèn báo, rào chắn phải đúng quy định bằng gỗ có sơn kẻ sọc rõ ràng.
– Những nơi thi công từ 100md trở lên bố trí người hướng dẫn giao thông ở hai đầu và trong phạm vi thi công cho phép sử dụng rào chắn mềm
– Công trình thi công trong điều kiện phải đảm bảo an toàn giao thông, không được để một sự cố nào về ách tắc giao thông xảy ra kể cả trong hoặc ngoài phạm vi thi công.
– Bất kể một trường hợp nào xảy ra ách tắc giao thông đều được xử lý và ứng cứu kịp thời.
– Trang bị đầy đủ biển báo hiệu thi công, rào chắn, điện sáng tại các vị trí thi công cống .
PHẦN VIII. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. AN TOÀN LAO ĐỘNG.
– Tại vị trí tập kết vật tư tạm thời bố trí biển báo công trình, làm rào chắn xung quanh.
– Thường xuyên nhắc nhở công nhân phòng chống tai nạn trên công trường. Tuyệt đối người không có nhiệm vụ không được đứng dưới vật cẩu.
– Làm rào chắn tạm thời ở những nơi đào móng cống, sau khi đổ bê tông cống mà chưa lắp đặt nắp đan. Trước khi triển khai làm phần đào tổ thi công làm rào chắn chắc chắn xung quanh diện tích thi công. Ban đêm phải có đèn báo hiệu.
– Kỹ sư và công nhân tại công trường được bố trí mang đồ bảo hộ lao động trong suốt thời gian làm việc.
– Tất cả các phương tiện thi công trước khi hoạt động phải được kiểm tra kỹ thuật, phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn mới được phép thi công.
– Cán bộ công nhân viên tham gia xây dựng công trường đều được học tập nghiêm chỉnh về luật an toàn lao động, nội quy công trường.
– Kiên quyết xử lý những trường hợp nhậu nhẹt, bài bạc gây gổ nhau làm mất trật tự ảnh hưởng đến đời sống của dân cư xung quanh.
– Có kế hoạch đăng ký tạm trú tạm vắng với toàn bộ công nhân viên tham gia xây dựng công trình, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để có kế hoạch bảo vệ an ninh trong suốt quá trình thi công.
II. AN TOÀN CHÁY NỔ.
– Các thiết bị trên công trường phải thường xuyên kiểm tra hàng ngày, nhất là phần điện dể gây ra cháy nổ. Khoảng cách các phương tiện nói trên phải cách xa nhau khoảng 10m trở lên và phải cách xa nhà dân khoảng 15m trở lên.
– Treo các bảng quy định phòng chống cháy tại khu vực văn phòng, lán trại
– Cô lập các vật liệu dể cháy và kiểm tra độ an toàn của chúng trước khi sử dụng.
– Tại nơi nấu nhựa, bố trí dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định Nhà Nước.
– Có kế hoạch tuyên truyền, nhắc nhở người lao động thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng chống cháy nổ. Luôn luôn cảnh giác với hoả hoạn cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào do nguyên nhân chỉ là một sơ suất nhỏ.
– Bố trí các trang thiết bị phòng cháy: bao tải cát, bình bọt, khu chứa nước và trang bị hệ thống thông tin liên lạc để phòng khi có sự cố hỏa hoạn.
– Có chế độ thưởng phạt phân minh đối với những người có ý thức tốt chấp hành
III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
– Phương tiện thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nhằm giảm tiếng ồn và an toàn khi sử dụng.
+ Xe vận chuyển đất, cát, đá có bạt che chắn tránh gây rơi rải gây bụi và tránh ô nhiểm môi trường.
+ Bố trí xe bồn nước tưới nước thường xuyên ở những khu vực có nguy cơ gây bụi cao và trên các tuyến đường vận chuyển vật liệu để hạn chế bụi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư xung quanh và người lao động.
+ Nơi tập kết vật tư thiết bị xe máy đảm bảo vệ sinh không gây ảnh hưởng đến cuộc sống chung của dân cư xung quanh.
+ Bố trí nơi ăn ở sinh hoạt, nhà vệ sinh khoa học, xử lý hệ thống thoát nước thải bằng hố tự thấm, vệ sinh công việc hằng ngày để đảm bảo vệ sinh môi trường
+ Bố trí một tổ gồm 04 công nhân thường trực dọn dẹp các vật tư rơi vãi sau khi thi công một ngày, khai thông nước đọng trên nền đường.
+ Rác thải trên công trường được thu gom vào thùng rác và hàng ngày vận chuyển đi đổ đúng nơi qui định.
+ Giáo dục cán bộ, công nhân trên công trường thực hiện nếp sống văn minh, ý thức giữa gìn môi trường trong sạch.
+ Sau khi thi công xong, Nhà thầu phải tiến hành dọn dẹp trả lại mặt bằng như cũ.
IV. PHÒNG CHỐNG BÃO LŨ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:
Thời gian thi công nằm trong mùa mưa cho nên trong quá trình thi công cần chú ý đến các các công việc sau :
Lán trại, kho tàng xe máy thi công không tham gia chống bảo lũ chọn vị trí nơi ăn nghỉ đóng quân an toàn tránh khu vực dễ ảnh hưởng của thiên tai đề phòng ngập nước làm hư hỏng đến thiết bị.
Về nhân lực thành lập ban thường trực chống bão lũ và trực 24/24h vào thời điểm có mưa lũ đề phòng lốc xoáy.
Bố trí người, xe máy trực chiến đảm bảo giao thông trên đường.
Phối hợp tốt với chính quyền địa phương lên công địa thi công trực chiến chống bão lũ nhằm bảo vệ tài sản chung XHCN và tài sản công dân nói riêng.
Thường xuyên theo dõi thông báo về lũ lụt của trung ương và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
KẾT LUẬN CHUNG
Biện pháp thi công trên đây được áp dụng chung cho tất cả các hạng mục của Gói thầu số 19CW: Nâng cấp đường GTNT xã Yên Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh.
– Phần thuyết minh biện pháp tổ chức thi công trên đây, nhà thầu chúng tôi không thể trình bày hết các chi tiết mà chỉ quan tâm tới những biện pháp thi công chủ yếu nhất. Nhà thầu đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, thi công đúng tiến độ để công trình đạt chất lượng cao nhất.
– Nếu trúng thầu, nhà thầu chúng tôi sẽ xin trình bày chi tiết cụ thể hơn trong các kế hoạch thi công hàng tuần, hàng tháng với chủ đầu tư để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng của chủ đầu tư đề ra.
– Chúng tôi hy vọng với ý thức làm cho công trình được thi công với chất lượng tốt nhất, nhanh nhất, an toàn nhất,… sẽ được chủ đầu tư quan tâm lưu ý để nhà thầu chúng tôi thể hiện những năng lực sẵn có của mình.
Câu hỏi : giàn phơi thông minh hòa phát Mật khẩu: XXXXXXX (7 ký tự số) . Hướng dẫn xem cách tải TẠI ĐÂY ! Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈
Xin pass Thuyết minh biện pháp thi công nâng cấp đường GTNT xã Yên Lộc. Minh làm theo hướng dẫn k thấy pass. xin cám ơn!
Cho xin mật khẩu Biện pháp thi công đường