Download Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy
MÔ TẢ CHI TIẾT
Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy
HÌNH ẢNH DEMO
Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy
I. CÔNG TÁC LẮP HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ
• Nguyên vật liệu và thiết bị báo cháy phải được mua mới và vận chuyển an toàn đến kho công trường theo đúng tiến độ thi công yêu cầu ( Sớm hơn ít nhất 5 ngày trước khi lắp đặt)
• Bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra các vật tư, thiết bị khi đem đến công trình đảm bảo rằng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhãn hiệu và xuất xứ như qui định trong hồ sơ mời thầu và các qui định khác của Đơn vị Tư vấn Giám sát của Chủ đầu tư (Căn cứ theo Biên bản Đệ trình phê duyệt mẫu vật tư, vật liệu)
• Bộ phận quản lý thi công sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra, xác nhận vật tư thiết với Đơn vị tư vấn giám sát của Chủ đầu tư theo qui định về “ Quản lý chất lượng các công trình xây dựng “ trước khi đem lắp đặt.
• Bổ sung các Văn bản kiểm định về chất lượng vật tư,thiết bị của các cơ quan giám định chất lượng nếu có yêu cầu
• Làm biên bản nghiệm thu các thiết bị nhập khẩu khi hàng hoá đến công trình theo qui định
Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy – Biện pháp cắt đục tường gạch và tường bê tông
2. CÔNG TÁC THI CÔNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
a ) YÊU CẦU CƠ BẢN:
• Đọc và hiểu kỹ bản vẽ xác định vị trí, chiều cao lắp và các điểm đấu nối của các thiết bị (Cần thiết phải phối hợp với bộ phận kỹ thuật của chủ dự án). Thực hiện tất cả các chi tiết lắp đặt và trình duyệt trước khi lắp đặt.
• Đọc và hiểu rõ các các bản vẽ mang tính phối hợp với các hạng mục khác như Cấp thoát nước, cứu hoả, viễn thông, kết cấu, kiến trúc. Nhằm đảm bảo việc thi công không ảnh hưởng đến không gian lắp đặt và ảnh hưởng đến kết cấu hoặc kiến trúc của tòa nhà.
b) CÔNG TÁC ĐI ỐNG LUỒN DÂY TÍN HIỆU NGẦM TRONG SÀN BÊ TÔNG:
- • Ống luồn dây tín hiệu cho hệ thống báo cháy tự động, sẽ được lắp đặt âm trong sàn bê tông. Việc đi ống âm sàn bê tông có nhiều ưu điểm như: Đường ống đi thẳng, sẽ tiết kiệm được các vật tư như ống, dây điện, mang tính thẩm mỹ cao và đặc biệt không làm ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng như phải cắt, đục từng, cột bê tông.
- • Công tác này sẽ được phối hợp với tiến độ của Nhà thầu xây dựng, khi công tác đặt ống ngầm trong một khu vực hoàn thiện – Kỹ thuật thi công sẽ gởi yêu cầu đến đơn vị tư vấn giám sát, cùng tiến hành kiểm tra theo bản vẽ thi công được duyệt và hoàn thiện các công việc chưa đạt yêu cầu. Khi các công việc hoàn thiện sẽ làm biên bản bàn giao lại mặt bằng cho Nhà thầu xây dựng triển khai đổ bê tông.
- • Các kỹ thuật cơ bản trong công tác đi ống âm sàn:
- + Các đầu nối ống phải được dán keo chuyên dùng, đầu ống phải được làm sạch trước khi dán keo.
- + Sử dụng lò xo chuyên dùng để uốn ống, các công nhân sẽ được huấn luyện các thao tác uốn ống, đảm bảo ống không bị dập, gãy tại các điểm uốn.
- + Các vị trí cấp nguồn, tín hiệu đến đầu báo khói, đầu báo nhiệt,… sẽ đặt các hộp âm nhằm mục đích dễ dàng khi kiểm tra ống, kéo dây, đấu nối hoặc công tác sửa chữa sau này.
- + Ong uPVC, hộp nhựa sẽ được định vị trên sàn cofa bằng cách buộc dây thép phi 1,0mm vào các gối đỡ bằng bê tông, đảm bảo việc đi ống không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn bê tông.
- + Vị trí ống, hộp chờ phải chính xác theo đúng bản vẽ thi công (Shop Drawing), tránh việc bị thiếu hoặc phải cắt đục khi kéo dây và lắp thiết bị.
- + Khi công tác đổ bê tông hoàn tất, cofa được tháo gỡ – Sẽ tiến hành công tác kiểm tra ống bằng cách: Xác định vị trí các hộp trung gian, dùng dây mồi chuyên dùng thông ống, kiểm tra nếu ống bị tắc phải được sử lý hoặc đề nghị phuờng án đi nổi các đọan ống bị tắc. Cập nhật và lập bản vẽ hoàn công hệ thống ống ngầm.
c) CÔNG TÁC KÉO DÂY TÍN HIỆU:
• Đặt, điều chỉnh cao độ, độ thẳng đứng của các hộp âm tường cho nút nhấn khẩn, chuông, còi báo cháy. Kiểm tra và hiệu chỉnh toàn bộ các vị trí hộp âm tường theo bản vẽ, đảm bảo không bị sót hoặc vướng các hệ thống kỹ thuật khác.
• Lập bảng “Cable Schedule”, trong đó thể hiện đầy đủ các thông số cần thiết như: Tiết điện cáp, điểm đầu/cuối, tiết điện dây, màu dây, số đầu dây (Number Ring), độ sụt áp, số kênh, chiều dài dây. Trình “Cable Schedule” cho Tư vấn giám sát phê duyệt trước khi tiến hành kéo day.
• Dây tín hiệu khi luồn trong ống ngầm chỉ được quấn băng keo ở hai đầu khi kéo dây, tuyệt đối không được quấn băng keo trên tuyến nhằm mục đích dễ dàng khi thay dây trong quá trình bảo trì hệ thống.
• Các đầu dây chờ để đấu nối cho đầu báo khói, đầu báo nhiệt phải tính toán trên cơ sở cao độ trần giả, vị trí đấu nối thiết bị,.. tránh việc phải nối thêm dây. Dây nối đến đầu báo khói, đầu báo nhiệt được luồn trong ống nhực mềm, các đầu dây được đánh số theo qui định chung dể tránh nhầm lẫn khi đấu nối hoặc sưả chữa.
• Khi công tác kéo dây hoàn tất, tiến hành kiểm tra và ghi biên bản các thông số điện trở cách điện (> 10MOHM), đo thông mạch và đối chiếu với “ Cable Schedule” với sự giám sát của Đơn vị tư vấn.
• Chuẩn bị và trình duyệt bản vẽ mặt cắt đứng bố trí cáp trên máng.
• Dùng các dụng cụ chuyên dùng xả cáp theo chiều dài đã được tính toán.
• Đánh dấu các đầu cáp, bọc Nylon hoặc băng keo bảo vệ ruột cáp, tránh nước lọt vào bên trong lõi.
• Lưu ý khi ra cáp phải có biện pháp bảo vệ lớp vỏ cáp như: Dùng ván hoặc tấm Nylon trải trên nền.
• Căn cứ trên bản vẽ mặt cắt bố trí cáp, sắp xếp cáp trên máng theo từng tuyến và khoảng cách giữa các tuyến, hạn chế tối đa các điểm chồng chéo và cắt ngang giữa các tuyến cáp với nhau. Sau đó dùng dây thắt PVC (Cable Tie) cố định cáp tín hiệu vào máng cáp.
• Đánh dấu trên tuyến cáp tín hiệu theo qui định trên bản vẽ, khoảng cách giửa hai lần đánh dấu là 10m.
• Các vị trí máng xuyên sàn, tường: Có biện pháp làm ống luồn bảo vệ (Sleaves) bằng kim loại, sau đó dùng bông khoáng không cháy chèn vào khoảng trong giữa máng và ống luồn.
• Kiểm tra lại số thứ tự cáp theo dấu đã đánh, kiểm tra thông mạch và điện trở cách điện trước khi tiến hành đấu nối vào tủ.
• Lập các biên bản kiểm tra thông số theo mẫu qui định, lưu hồ sơ.
3. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT TỦ TRUNG TÂM BÁO CHÁY:
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Tủ trung tâm báo cháy sau khi sản xuất và kiểm tra, test theo các tiêu chuẩn qui định. Nhà thầu sẽ làm yêu cầu nghiệm thu gởi Chủ đầu tư, và tổ chức nghiệm thu tại xưởng, khắc phục các sai sót trước khi vận chuyển đến công trường
- Nhà thầu đệ trình bản vẽ chi tiết lắp đặt vị trí tủ trung tâm báo cháy cho Đơn vị tư vấn giám sát phê duyệt trước khi lắp tủ.
- Đấu nối ống, máng cáp đến tủ trung tâm báo cháy – Lưu ý các vị trí lỗ mở đấu nối vào tủ phải được mài dũa trơn tru tuyệt đối ; sau đó dùng roăn cao su bọc toàn bộ các mép lỗ cắt, đảm bảo dây không bị hỏng khi tiếp xúc.
- Sau khi tủ trung tâm báo cháy được lắp đặt, tiến hành công tác đấu nối dây vào tủ.
- Tất cả dây tín hiệu nối vào tủ đều sử dụng chụp đầu cose đánh dấu màu theo từng Zone.
- Sau khi đấu nối xong, tiến hành công tác thử mạch điều khiển của tủ, kiểm tra lại thông mạch và cách điện lại toàn bộ cáp vào/ ra tủ – Chắc chắn rằng không có nhầm lẫn và chạm chập.
- Đánh dấu lại các đầu cáp theo sơ đồ, cập nhật thực tế đấu nối vào bản vẽ sơ đồ nguyên lý tủ báo cháy, in bản vẽ và bỏ vào tủ báo cháy theo qui định.
- Vệ sinh sạch sẽ tủ báo cháy, chuẩn bị cho công tác kiểm tra vận hành tủ báo cháy.
a) CÔNG TÁC LẮP ĐẶT ĐẦU BÁO KHÓI, ĐẦU BÁO NHIỆT,CHUÔNG BÁO CHÁY, NÚT NHẤN KHẨN :
- Lập bảng liệt kê thiết bị cho từng khu vực (Hoặc từng tầng) – trong đó thể hiện được tất cả các thông số như chủng loại, thông số kỹ thuật, vị trí lắp đặt, số lượng và được Phụ trách thi công phê duyệt
- Trước khi lắp đặt, phải làm vệ sinh toàn bộ các hộp âm tường (Bằng tay hoặc dùng máy nén khí), cắt dây và tuốt dây đúng kỹ thuật, không quá ngắn hoặc quá dài.
- Khi lắp đặt phải tuân thủ các hướng dẫn lắp đặt của Nhà sản xuất, đặc biệt lưu ý thống nhất thứ tự tuyến dây của từng Zone, dây chuông.
- Lưu ý chiều của mặt nạ nút nhấn khẩn sau khi lắp đặt, tránh trường hợp bị ngược hoặc không ngay ngắn.
- Dán nhãn bằng Plastic, thể hiện rõ số thứ tự/ mạch nguồn từng Zone theo đúng bản vẽ, cập nhật bản vẽ hoàn công mặt bằng bố trí và sơ đồ nguyên lý tủ báo cháy, lưu hồ sơ.
- Đầu báo khói được kiểm tra chất lượng (Thử bằng Thiết bị kiểm tra độ nhạy) trước khi đem ra lắp đặt
- Lập bảng thống kê “ Fire alarm Schedule” trình Phụ trách thi công phê duyệt trước khi lắp đặt
- Xác định vị trí lắp đặt đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông báo cháy theo bản vẽ phối hợp với các hệ thống khác như : Điều hoà không khí, thông gió, cứu hoả, điện thoại, âm thanh,..
- Dùng dụng cụ thử đầu báo khói để thử tại các vị trí của từng Zone, kiểm tra chuông báo cháy, ghi thông số đo được vào biên bản kiểm tra, lưu hồ sơ
- Dùng dụng cụ thử đầu báo nhiệt để thử tại các vị trí của từng Zone, kiểm tra chuông báo cháy để kiểm tra tính thống nhất các tuyến dây của từng Zone về tủ trung tân báo cháy.
- Kiểm tra và thử nút nhấn khan, kiểm tra chuông báo cháy.
- Ghi biên bản kết quả kiểm tra hệ thống, đệ trình Tư vấn Giám sát và lưu hồ sơ.
b.Công tác chạy thử, hiệu chỉnh hệ thống:
Chuẩn bị các mẫu biên bản chạy thử và hiệu chỉnh hệ thống. Trong đó thể hiện được các thông số tiêu chuẩn của thiết bị theo Catalogue, và các thông số hoạt động khi chạy thử, – So sánh các thông số này và có sự hiệu chỉnh hệ thống hoạt động đạt các tiêu chuẩn đã chọn.
Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy – Biện pháp vận chuyển và lắp bơm chữa cháy
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈