File cad thư viện tổng hợp chi tiết biện pháp thi công
Thuyết minh biện pháp thi công
DỰ ÁN: CẢI TẠO GIA ĐOẠN II TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRƯỜN TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI
THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH:
CHỦ ĐẦU TƯ: UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN.
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN THANH XUÂN.
PHẦN MỞ ĐẦU
CÁC TIÊU CHUẨN QUY PHẠM THI CÔNG
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH
Tất cả các hạng mục công việc trên công trường Nhà Thầu liên danh chúng tôi sẽ thực hiện theo các quy trình, quy phạm hiện hành cũng như các chỉ định của Chủ Đầu Tư. Tuỳ theo từng hạng mục công việc, Nhà thầu liên danh sẽ áp dụng các tiêu chuẩn sau:
* Các tiêu chuẩn được áp dụng để kiểm tra nghiệm thu và bảo đảm chất lượng công trình:
Toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình phải tuân theo các quy định của Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN )
Một số tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu chính cần tuân thủ:
a. Tiêu chuẩn về kiến trúc:
1. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
2. TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
3. TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
1. TCVN – 3972 – 1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
2. TCVN – 4419 – 1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
3. TCVN – 4447 – 1987 – Công tác đất trong xây dựng công trình.
e. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
1. TCVN – 2287 – 1978 – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
2. TCVN – 3254 – 1989 – An toàn cháy -Yêu cầu chung.
3. 20 -TCN -51 -1984 – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
8. Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ GÓI THẦU
I. GỚI THIỆU CHUNG
Công trình: Đầu tư xây dựng công trình cải tạo giai đoạn II hoàn thiện trường đạt chuẩn quốc gia trường THCS Nguyễn Trãi
Địa điểm xây dựng: Phường Khương Trung – Quận Thanh Xuân
– Hiện trạng mặt bằng: Công trình được xây dựng trên khuôn viên đất với tổng diện tích 9943.7m2 thuộc phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Có vị trí được xác định tương đối như sau:
+ Phía Đông giáp mặt phố Khương Trung.
+ Phía Tây giáp khu dân cư
+ Phía Nam giáp trường tiểu học Nguyễn Trãi.
+ Phía Bắc giáp khu dân cư.
– Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm:
+ Cấp nước: Lấy từ ống cấp nước thành phố
+ Cấp điện: Đã có nguồn điện do chi nhánh điện quận Thanh Xuân cấp.
+ Thoát nước:
Toàn bộ hệ thống thoát nước (nước thải và nước mưa) thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực.
+ Đường giao thông: Tiếp giáp mặt đường hiện có.
II. GỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH
1. Quy mô xây dựng:
– Loại công trình và chức năng: Công trình công cộng – Trường học.
– Quy mô và các đặc điểm khác:
+ Xây mới nhà học 4 tầng với 20 phòng học. Tổng diện tích sàn khoảng 2158m2. Móng sử dụng cọc BTCT, khung BTCT đổ tại chỗ, sàn lắp panel (riêng hành lang, cầu thang bộ và sàn mái là bêtông cốt thép đổ tại chỗ). Mái lợp tôn chống nóng.
+ Xây dựng mới nhà Hiệu bộ và nhà cầu 4 tầng nối liền với nhà học. Tổng diện tích sàn khoảng 2263m2. Móng sử dụng cọc BTCT, khung cột, sàn BTCT đổ tại chỗ, mái lợp tôn chống nóng.
+ Xây dựng mới nhà bảo vệ, và các hạng mục phụ trợ sân vườn…
+ Nguồn điện lấy từ nguồn điện có sẵn tới tủ điện cấp cho tầng 1 và cấp cho tầng 2, 3, 4. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng học đường cho 20 phòng học xây mới và đường điện tới hệ thống chiếu sáng ngoài nhà. Hệ thống đầu thu sét trực tiếp.
+ Nguồn cấp nước lấy từ ống cấp nước thành phố chảy vào bể ngầm dùng máy bơm bơm lên bể mái chảy vào các ống cung cấp tới nơi sử dụng. Nguồn thoát nước mái dùng sênô thu nước vào ống D110, D90 đưa xuống rãnh thoát nước quanh nhà, hệ thống nước thải đưa vào bể tự hoại xử lý rồi đưa vào hệ thống thoát nước thải thành phố.
2. Giới thiệu về gói thầu:
a) Phạm vi công việc của gói thầu:
+ Nhà thường trực: Qui mô 01 tầng, diện tích 16m2, LxB = 4x4m. Tường xây gạch chịu lưc, móng gạch, trần BTCT mái lợp tôn, xà gồ thép gối lên tường xây thu hồi.
Chiều cao nhà: Cốt nề đến cốt dạ trần cao 3m, đỉnh cao nhà là 4,45m. Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính.
+ Nhà học hiệu bộ và nhà cầu 4 tầng:
– Công trình có chiều cao từ nền đến mái là 17,5m. Cốt 0,00 cao hơn mặt nền là 0,75m. Chiều cao tầng 1 là 4,2m, các tầng là 3,6m.
– Mái lợp tôn liên doanh chống nóng dày 0,45mm màu ghi, xà gồ thép.
– Nền nhà lát gạch ceramic 500×500 màu ghi nhạt, chân tường ốp gạch chân tường cao 100 màu sậm.
– Khu vệ sinh: Nền, sàn lát gạch ceramic 300×300 chống trơn, xung quanh mặt tường vệ sinh ốp gạch ceramic 300×600, cao 1,8m.
– Mặt ngoài nhà sơn nước màu vàng nhạt kết hợp các mảng tường ốp gạch thẻ màu đỏ tạo điểm nhấn cho mặt đứng công trình. Lam nắng, lam gió bê tông trang trí sơn nước màu trắng.
– Tường trong nhà sơn nước màu vàng nhạt, trần sơn nước trắng.
– Bậc tam cấp, cầu thang trát granito, màu ghi điểm trắng, mũi bậc mài tròn.
– Cửa đi, cửa sổ gỗ – kính, sơn xanh rêu.
– Kết cấu móng sử dụng giải pháp kết cấu móng gia cố nền bằng cọc bê tông cốt thép 25×25 đá 1×2 M300, đài móng BTCT đá 2×4 M250.
– Cột BTCT đá 1×2 M250 đổ tại chỗ có tiết diện chủ yếu là 250x500mm, cột hành lang tiết diện 250x250mm, có tác dụng chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang.
– Hệ kết cấu dầm sàn: Kết cấu sàn nhà hiệu bộ, hành lang nhà học sử dụng BTCT đổ tại chỗ có chiều dày 100mm. Nhà học gác Panel, hệ dầm chính có các tiết diện chủ yếu là 250x600mm, dầm phụ 250x350mm.
+ Phần nước:
– Nguồn nước cấp cho công trình lấy từ hệ thống cấp nước ngoài nhà hiện trạng vào bể nước ngầm, nước từ bể nước ngầm được bơm lên bể nước mái của các khối nhà. Nước từ bể mái được cấp xuống các khu vệ sinh trong nhà.
– Hệ thống thoát nước của công trình gồm hệ thống thoát nước xí được thoát vào bể tự hoại và được xử lý sơ bộ trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước rửa, nước sàn được thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước bên ngoài nhà.
– Hệ thống thoát nước mưa được thu gom và thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước ngoài nhà.
+ Phần cấp điện:
CHƯƠNG II
CÁC QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG CHO VIỆC
THI CÔNG, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH:
1. Các quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình:
– Quản lý chất lượng công trình được thực hiện theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/NĐ-CP.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngoài việc phải tuân theo các yêu cầu nêu trong yêu cầu kỹ thuật này, NT còn phải có trách nhiệm tham khảo và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam về:
CHƯƠNG III
CÁC YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC KỸ THUẬT THI CÔNG, GIÁM SÁT
– Nhà thầu liên danh chúng tôi thực hiện đầy đủ, chính xác và đúng trình tự các yêu cầu kỹ thuật đã được chỉ ra trong trong các bản vẽ thi công và các tiêu chuẩn quy phạm thi công và nghiệm thu hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
– Các yêu cầu về vật tư, về kỹ thuật không thể hiện trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt thì thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
– Tùy thuộc vào công việc cụ thể, Nhà thầu liên danh tham chiếu đến các yêu cầu kỹ thuật tương ứng để đánh giá và thực hiện đầy đủ, đúng đắn các yêu cầu đó.
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG:
1. Tiếp nhận mặt bằng công trình:
– Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, Nhà thầu liên danh chúng tôi cử cán bộ kỹ thuật trắc đạc đến mặt bằng công trình để tiếp nhận mặt bằng công trình và mốc thực địa, các trục định vị và phạm vi công trình, có biên bản ký nhận theo qui định. Các mốc được đánh dấu, bảo quản bằng bê tông và sơn.
– Nhà thầu liên danh chúng tôi có trách nhiệm liên hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan để xin phép sử dụng các phương tiện công cộng ở địa phương cũng như phối hợp công tác giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực thi công.
2. Biển báo thi công:
Công trình được vây quanh bằng hàng rào và bạt chắn bụi và không để vật liệu rơi ra khỏi phạm vi công trường, NT bố trí bảo vệ 24/24 giờ. Phía cổng ra vào có lắp đặt bảng hiệu công trình có ghi thông tin về dự án. Kích thước và nội dung của biển báo phải được BMT và giám sát thi công đồng ý.
3. Các công trình tạm:
Các công trình tạm bố trí ở mặt bằng thi công như: Nhà bảo vệ; Ban chỉ huy điều hành và phục vụ y tế; Nhà vệ sinh hiện trường được thu dọn hàng ngày đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; Kho chứa xi măng; kho chứa vật tư, thiết bị; Trạm trộn bê tông, bể nước thi công; Bãi chứa vật liệu được bố trí phù hợp với thời điểm thi công và điều kiện mặt bằng; Khu lán trại nhà ở công nhân; Hệ thống điện nước phục vụ thi công.
4. Cấp điện thi công:
Nhà thầu liên danh sẽ tự liên hệ với Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để mua điện phục vụ thi công. Trong trường hợp nguồn điện không cấp được điện cho công trường, NT phải dùng máy phát điện để đảm bảo thi công liên tục. Tại khu vực thi công có bố trí các hộp cầu giao có nắp che chắn bảo vệ và hệ thống đường dây treo trên cột dẫn tới các điểm dùng điện, có tiếp đất an toàn theo đúng tiêu chuẩn an toàn về điện hiện hành.
5. Cấp nước thi công:
Nhà thầu liên danh, liên hệ với Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đảm bảo có nước đủ tiêu chuẩn phục vụ thi công và sinh hoạt ở lán trại, văn phòng. Cần xây dựng một số bể chứa nhỏ phục vụ thi công. Nước phục vụ thi công đảm bảo thỏa mãn TCVN 4560-87.
6. Thoát nước:
Trên mặt bằng thi công, Nhà thầu sẽ bố trí hệ thống thoát nước tạm bằng mương và ống thích hợp.
7. Đường thi công:
Nhà thầu liên danh tổ chức làm đường tạm để phục vụ quá trình thi công (Nếu cần thiết).
8. Thông tin liên lạc:
Nhà thầu liên danh trang bị hệ đặt hệ thống thông tin liên lạc, máy điện thoại tạm thời tại khu công trường để đảm bảo liên lạc với các bên liên quan liên tục 24/24 giờ.
9. Hệ thống cứu hỏa:
Để đề phòng và xử lý cháy nổ, trên công trường nhà thầu bố trí đặt một số bình cứu hỏa tại các điểm cần thiết dễ xảy ra tai nạn. Hàng ngày có cán bộ kiểm tra thường xuyên việc phòng cháy. Đảm bảo theo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ hiện hành.
10. Tổ chức thi công của nhà thầu liên danh:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG.
b. Kiểm tra:
b.1. Kiểm tra điện trở tiếp đất:
Việc kiểm tra phải được thực hiện trước khi lấp đất bãi tiếp địa và nối cọc tiếp đất với dây tiếp đất chính. Quy trình cách thức kiểm tra, thiết bị dùng khi kiểm tra (chủng loại, ký mã hiệu) phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra.
b. 2. Kiểm tra việc liền mạch của các dây tiếp đất.
b. 3. Kiểm tra việc nối đất của các máng kim loại, các bộ phận kim loại không mang điện của thiết bị, tủ điện, bảng điều khiển…
* Yêu cầu lắp đặt hệ thống dây, ống, máng bảo hộ:
1. Tổng quát: Lắp đặt tuân theo TCXD25:1991
2. Chủng loại vật tư:
* Yêu cầu đối với đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc:
1. Đèn:
1.1. Bộ đèn:
– Trừ trường hợp đặc biệt, tất cả các bộ đèn và thiết bị chiếu sáng phải bao gồm cả bóng đèn.
– Dây điện bên trong bộ đèn Halogen, Metal halide phải sử dụng loại vỏ bọc A-mi-ăng có khả năng chịu nhiệt ít nhất là 90oC hoặc dây có vỏ bọc nhựa có độ chịu nhiệt tương đương.
– Các bộ đèn trong nhà hoặc ngoài trời phải được nối đất chắc chắn.
– Những bộ đèn được dùng với bóng sợi đốt phải phù hợp với công suất của bóng đèn và dùng đui đèn bằng sứ hoặc bằng composit chịu nhiệt và đấu nối thông qua cầu nối dây.
– Bộ đèn dùng bóng huỳnh quang phải có khung bằng tôn dầy ít nhất 0,4mm phủ sơn tĩnh điện. Bộ đèn phải gồm có đầy đủ các đế đèn, tắc te, chấn lưu, tụ bù (Nếu có), bóng đèn, cầu nối dây.
– Bộ đèn ngoài trời phải là loại chịu mọi thời tiết, có khả năng chống ẩm, chống bụi và bức xạ mặt trời. Các điểm có dây dẫn xuyên qua phải làm kín để chống bụi và nước.
1.2. Phụ kiện của đèn:
a. Đui đèn:
– Đui đèn và đế đèn huỳnh quang phải phù hợp với tiêu chuẩn BS/NEMA/VDE.
– Đế đèn huỳnh quang phải là loại khoá xoay, bằng nhựa tráng chịu nhiệt.
– Đui đèn sợi đốt là loại đui xoáy kiểu E27 bằng sứ hoặc composit chịu nhiệt.
b. Bóng đèn:
– Tất cả các bóng đèn lắp cho công trình phải mới chưa qua sử dụng.
c. Biến áp cho đèn Halogen (Nếu có):
– Biến áp cho đền Halogen phải là loại dây quấn. Khi hoạt động không được gây ra tiếng ồn. Chỉ dùng biến áp điện tử khi cần phải ghép nối tương thích với các hệ thống điều khiển.
– Biến áp phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất một năm.
d. Chấn lưu cho đèn huỳnh quang:
– Chấn lưu phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất là một năm.
– Tất cả chấn lưu cho đèn huỳnh quang dùng chấn lưu điện tử (hoặc loại khởi động bằng tắc te, tw1200C, công suất tổn hao tối đa là 10W).
e. Tắc te đèn huỳnh quang:
– Tắc te phải có tụ điện chống xung nhiễu.
– Vỏ tắc te phải là vật liệu chịu nhiệt.
f. Đèn huỳnh quang lắp âm trần (nếu có) bao gồm vỏ đèn, bóng đèn, chấn lưu, đui, tụ điện bù (Nếu có), choá phản xạ và các phụ kiện đi kèm.
g. Đèn huỳnh quang lắp nổi (nếu có) bao gồm vỏ đèn có gioăng chống nước, bóng đèn, chấn lưu, đui, choá phản xạ, màn chắn nước. Toàn bộ đèn phải đảm bảo đạt IP54 trở lên.
h. Đèn chiếu sáng ngoài nhà.
Các thiết bị trên sử dụng sản phẩm của hãng trong nước, ngoài nước hoặc liên doanh.
1.3. Lắp đặt:
a. Đèn và các thiết bị chiếu sáng phải được bảo vệ cẩn thận trong qúa trình lắp đặt.
b. Sau khi lắp đặt phải kiểm tra ngắn mạch hay chạm chập.
2. Công tắc, ổ cắm:
a. ổ cắm công tắc là loại lắp chìm tường có các công thố ghi trên bản vẽ. Phải lắp các thiết bị chống nước IP54 (hoặc cấp cao hơn) ở những chỗ ngoài trời hoặc có chỉ thị chống nước.
b. Công tắc đèn phải là loại tiếp điểm bập bênh có đánh dấu chiều tắt bật, dòng điện 10A/ 250V, phù hợp với tải là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Có thể lắp riêng rẽ hoặc tổ hợp nhiều công tắc vào cùng một đế và mặt.
c. ổ cắm nhỏ nhất là loại 15A/250V có cực nối đất.
f. Tất cả các công tắc và ổ cắm phải có cùng một kiểu dáng và cùng một nhà sản xuất.
g. Chiều cao lắp đặt của ổ cắm điện, điện thoại, máy tính… theo bản vẽ thi công. Chiều cao lắp đặt của các thiết bị có thể được điều chỉnh bởi kiến trúc sư hay giám sát công trình.
h. Sử dụng sản phẩm của hãng Legrand, Merlin gerin, Siemens, Clipsal….. hoặc tương đương.
3. Đo đếm hạ áp gồm:
– Các biến dòng đo lường, chống sét van, công tơ hữu công, vô công
– Tủ điện áp có MCCB hoặc ACB 4P 1250A – 50kA, bộ thanh cái đầu ra phải có ít nhất 04 điểm đấu cáp điện 300mm2/pha.
4. Tủ điện và thiết bị trong tủ điện:
4.1. Khái quát chung:
Các tủ điện sẽ:
– Được thiết kế sao cho có thể tiếp cận tới mọi bộ phận.
– Được thiết kế sao cho có thể khảo sát nhiệt độ tại các điểm nối.
– Tất cả các tủ điện phải tuân theo tiêu chuẩn IEC 60439 -1.
– Tất cả các bộ phận cấu thành tủ đều phải có thử nghiệm mẫu. Các chứng nhận về thử nghiệm mẫu phải được cung cấp bởi nhà sản xuất tủ.
– Khi lắp đặt, tất cả các tủ điện phải ở vị trí phù hợp cho vận hành và bảo dưỡng.
4.2. Cấp bảo vệ: Tủ điện phải có cấp bảo vệ tối thiểu là IP3x. Đường cáp vào tủ không làm ảnh hưởng đến cấp bảo vệ quy định.
4.3. Kiểm tra: Nhà cung cấp tủ phải trình các chứng chỉ thử nghiệm điển hình (Type tested) theo tiêu chuẩn IEC 60439 -1.
4.4. Nhà chế tạo: Chi tiết về nhà sản xuất tủ phải được cung cấp trong HSDT.
4.5. Thiết bị đóng cắt: Toàn bộ thiết bị đóng cắt phải được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất cho toàn bộ công trình.
4.6. Tủ điện tổng: Với tủ điện chính, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận: Schneider – Electric; ABB; Siemens…. hoặc tương đương.
4.7. Tủ điện phân phối: Với tủ điện phân phối, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận: Schneider – Electric; ABB; Siemens…. hoặc tương đương.
4.8. Cấu trúc của tủ điện:
Tất cả các tủ điện sẽ có:
– Làm từ thép tấm 2.0mm được gắn với cửa có bản lề có thể tháo rời.
– Chiều cao tối đa 2300mm
– Một khoang riêng để thiết bị của cơ quan điện (Nếu được yêu cầu) và có bộ phận để dán tem của cơ quan điện.
– Khoảng cách vừa đủ để đi dây ra, có tính đến loại cáp đi vào và ra.
– Lối đi cáp vào ra hoặc tấm đệm được tính toán kích thước phù hợp các yêu cầu lắp đặt và dây cáp.
– Các mép được gấp lại.
– Là loại có mặt trước phẳng chỉ bao gồm then, tay cầm, hiển thị, bộ phím và các thiết bị tương tự mục đích vận hành và được làm nhô ra thành bảng điều khiển phía trước.
– Thông thoáng tự nhiên bằng các ống xả có nắp che cho các phân trên cao và dưới thấp. Tất cả các vị trí xả sẽ hỗ trợ việc thông thoáng tự nhiên để giảm sự tăng nhiệt độ của môi trường.
– Các cáp dẫn ra được sắp xếp sao cho các dây cáp này không đi ngang qua khoang của thanh cái.
– Các đâu cắt phải được kẹp chì cho thanh cái và việc lắp đặt cáp khi tủ điện có thể mở rộng.
– Các cáp đơn lõi được bố trí sao cho chúng không đi ngang qua các lỗ.
– Phải có biện pháp phù hợp để gắn các tủ điện vào kết cấu của toà nhà.
4.9. Các tủ điện đứng: Hệ thống bao gồm các tủ đứng độc lập sẽ có:
– Một khung nền được tạo thành bởi các khoang mạ kẽm có chiều cao tối thiểu 75mm.
– Các tủ đứng cạnh nhau sẽ được bắt vít để tạo thành kết cấu vững chắc.
– Sẽ có một đường thông hơi trên đỉnh mỗi ngăn độc lập.
– Các cửa hoặc các tấm có thể nâng lên để tiếp cận phía trước và phía sau.
– Các hệ thống đầu móc để nâng thiết bị hoặc tương đương.
– Đủ không gian để gắn các đường cáp đi vào.
4.9.1. Các thiết bị gắn trên tường:
Các thiết bị gắn trên tường sẽ phải:
– Khi được gắn trên hốc thường, hệ thống sẽ có một gờ bao quanh bên ngoài và có mầu sắc phù hợp.
– Bao gồm các lỗ hất ra ở trên đỉnh của đáy của tủ để cáp đi vào.
– Chỉ có thể tiếp cận ở mặt phía trước.
4.9.2. Hệ thống cửa tủ:
Tất cả cửa trên hệ thống sẽ phải:
– Được chế tạo bằng thép tấm gấp nếp dày 2.0mm
– Gắn với các thanh giàng nối đất Nếu thiết bị được gắn với các cửa.
– Có chứa sơ đồ mạch đặt bên trong cửa cho cầu chì và ngắn mạch bảng phân phối.
– Khi có cửa đi vào khoanh thanh cái và khoang đi dây thì các cửa phải được đảm bảo ở trạng thái đóng bằng tay vao đường kính lớn mà không thể mở bằng tay.
– Không vượt quá khối lượng 20kg.
– Được gắn ổ khoá và sử dụng chung một chìa cho toàn hệ thống tủ.
– Được treo bằng cách sử dụng những bản lề loại có thể nâng lên hạ xuống được.
– Sử dụng loại gioăng đệm có thể nén giữa các khe kim loại để ngăn bụi và ẩm thâm nhập.
– Có các bộ làm cứng cửa để giữ cửa cho cửa được vững.
– Có tay cầm nếu cửa khó tháo rời.
4.9.3. Bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy:
Những bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy có thể tháo rời phải:
– Được làm từ các tấm thép gấp nếu có chiều dày< 2.0mm.
– Có kích thước sao cho việc tháo dỡ nắp đậy dễ dàng.
– Bao gồm 2 tay cầm.
– Có những lỗ cắt cần thiết để thò thiết bị ra ngoài.
4.9.4. Bề mặt:
Cấc tấm kim loại sẽ:
– Được xử lý phù hợp chống gỉ trước khi sơn.
– Có tối thiểu một lớp sơn lót.
– Được làm sạch kỹ trước khi sơn.
– Không bị lỗi nhỏ, rãnh vết xước khi hoàn thành. Bất kỳ vết hay lỗi trong qúa trình sơn phải được sửa bởi NT phụ trước khi cấp chứng nhận hoàn công.
4.9.5. Thanh cái:
Các thanh cái trong hệ thống sẽ:
– Được lắp đặt để có thể mở rộng khi có yêu cầu. Bản vẽ thi công đã thể hiện rõ điều này.
– Được lắp đặt sao cho tất cả các điểm nối, đầu cuối có thể tiếp cận được.
– Được thiết kế để có thể chịu được dòng điện sự cố có thể xảy ra.
– Được lắp đặt sao cho việc tháolắp các aptomát, máy cắt không làm ảnh hưởng đến thanh cái.
– Được gắn trên những giá đỡ thanh cái tiêu chuẩn đã được thử nghiệm mẫu cho loại tủ điện đó.
– Được định cỡ theo tiêu chuẩn IEC 60439.
– Thanh cái trung tính có cùng kích thước với thanh cái pha.
– Có đủ khả năng mang đầy tải cho mỗi phần của tủ.
– Được đánh màu từng pha cho tất cả các phần thanh cái.
– Màu đánh dấu pha như sau:
+ Pha A: Xanh
+ Pha B: Đỏ
+ Pha C: Vàng
+ Trung tính: Đen
4.9.6. Đấu dây bên trong tủ điện:
Việc đấu dây tất cả các thiết bị và điều khiển sẽ:
– Đấu nối với tất cả các cực đầu cuối bằng vật liệu cách điện được dán nhãn và đánh số.
– Được nhận biết bằng cách sử dụng kỹ thuật đánh số dây tiêu chuẩn.
– Tối thiểu là loại dây dẫn đồng nhiều sợi 1,5mm2 bọc nhựa PVC.
– Được đỡ bằng các ống dẫn cho tất cả nhóm cáp.
– Sử dụng đầu cốt trên các đầu cáp.
4.9.7. Đấu dây với các thiết bị bên ngoài:
– Cung cấp dải đầu cuối dẫn tới các thiết bị được giám sát hoặc dẫn tới tủ điện Nếu thiết bị được đặt trên tủ điện.
– Cung cấp một giá lắp đặt và tấm đánh dấu để chỉ chức năng của dây.
4.9.8. Cực đấu cáp:
Tất cả các cực đấu cáp phải:
– Đủ kích thước để cho phép đấu nối cáp.
– Dễ dàng kiểm tra và bảo đưỡng.
4.9.9. Thanh nối đất và nối trung tính:
Thanh nối đất và nối trung tính sẽ phải:
– Liên tục trên toàn bộ chiều dài của tủ loại nhiều ngăn.
– Là dây đồng hoặc đồng thau, có tiết diện hình vuông hoặc hình chữ nhật.
– Có thể tiếp cận trong toàn bộ tủ điện.
– Đủ số lượng sao cho sẽ chỉ có một cáp nối đất hoặc trung tính tại mỗi đầu cực.
– Cáp được bắt bulông với thanh nối đất.
4.9.10. Lắp ráp cơ khí:
Tất cả ốc vít, bu lông và đinh vặn sẽ phải:
– Được gắn với vòng đệm phẳng hoặc lò xo.
– Là kim loại không có sắt.
– Đầu 8 cạnh.
– Không được sử dụng đinh vặn tự gắn và đầu rivê.
4.9.11. Đánh nhãn tủ điện:
Tất cả các tủ điện đều phải được gắn nhãn mác phù hợp thiết kế.
4.9.12. Thiết bị:
Các yêu cầu này sẽ áp dụng cho tất cả các thiết bị đóng cắt, phân phối và bảo vệ.
5. Cầu dao tự động nhánh (MCB):
a. MCB phải được thiết kế chế tạo và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn hiện hành. Các MCB phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC60947 – 2 được nhiệt đới hoà hoàn toàn theo tiêu chuẩn nhiệt đới hoá (T2) và định mức tại 220/380VAC, 50Hz.
b. Các MCB là kiểu giới hạn dòng bảo vệ cả ngắt nhanh khi ngắn mạch. Dòng điện ngắt định mức và số cực được chỉ rõ trên các bản vẽ thiết kế. Dung lượng ngắt dòng ngắn mạch không được nhỏ hơn 10000A đối với mạch chiếu sáng và không nhỏ hơn 15000A đối với khối máy của điều hoà, trừ trường hợp có chú thích trên bản vẽ.
c. Các phần mang điện phải được bảo vệ tránh chạm trực tiếp vào theo tiêu chuẩn IEC364.
d. MCB phải hoạt động tốt trong môi trường có độ ẩm 95% và nhiệt độ cao tới 40oC.
e. Các tiếp điểm là lợi hợp kim bạc không hàn. Có chỉ thị “ON” và “OFF” tương ứng với vị trí của tiếp điểm.
Thông số kỹ thuật:
TTMô tảYêu cầu kỹ thuật
1.Xuất xứChâu Âu/G7
2.Chức năng bảo vệBảo vệ quá tải và ngắn mạch
3.Sản xuất theo tiêu chuẩnIEC 947 – 2
4.Dòng mạch định mức 6 đến 160A
5.Số cực1,1P + N,2,3,4
6.Kiểu làm việcBằng tay
7.Kiểu lắp đặtCố định
8.Điện áp hoạt động (Ue)440VAC
9.Điện áp cách điện danh định (Ui)500V
10.Tần số f50/60Hz
11. Khả năng cắt ngắn mạch tối đa (Icu) tại điện áp 380/415VAC Với dòng I 63A, Icu = 10kA
Với dòng I > 63A Icu = 15kA
6. Công tơ điện:
a. Công tơ điện tại tủ điện hạ áp của trạm biến áp hợp bộ sẽ là loại gián tiếp lắp qua biến dòng, có thể sử dụng công tơ nhiều giá theo quy định của cơ quan điện lực có thẩm quyền.
b. Thông số kỹ thuật của công tơ điện (dòng điện, điện áp, số pha…) phải phù hợp với các thông số phụ tải của công trình.
c. Toàn bộ công tơ điện phải được kiểm định và được sự chấp thuận của chi nhánh điện sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Hệ thống chống sét:
a. Tổng quan:
– Toàn bộ hệ thống chống sét tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD46: 1984
– Sử dụng thiết bị chống sét.
b. Đầu thu sét:
– Đầu thu sét được cấu tạo bằng đồng hoặc thép mạ kẽm không gỉ đảm bảo thu và dẫn sét tốt, lắp đặt, đấu nối dễ dàng, thích hợp với môi trường và nhiều bụi.
– Đầu thu sét phải có bán kính bảo vệ phù hợp với cấu trúc công trình. Vị trí lắp đặt, cách thức lắp đặt phải tuân thủ theo nhà chế tạo, theo bản vẽ.
c. Cọc tiếp địa:
Cọc tiếp địa được làm bằng thép bọc kẽm có hình dáng kích thước và chiều dài theo bản vẽ thiết kế, và được đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt hoàn thiện ít nhất là 0,80m. Điện trở đất đo được của hệ không được vượt quá 10Ω trong điều kiện khô ráo. Nếu giá trị điện trở không đạt thì phải đóng thêm cọc, các cọc cách nhau ít nhất là 3m và nối chúng lại với hệ cọc trước đó. Hệ cọc tiếp địa này phải được cách ly với hệ cọc tiếp địa của hệ thống điện toà nhà.
d. Dây nối đất:
Dây nối đất chính đi từ bãi tiếp địa tới đầu thu sét phải được làm bằng thép dẹt mạ kẽm và phù hợp với TIS64 – 2517 hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, và có kích thước như trong bản vẽ.
e. Nối đất:
Mối nối của dây nối đất chính phải được thực hiện bằng phương pháp hàn nhiệt nóng chảy, đai kẹp hoặc theo hướng dẫn lắp đặt của hãng sản xuất.
g. Hộp kiểm tra điện trở đất:
Mỗi nhánh dây dẫn sét cần phải lắp hộp kiểm tra điện trở đất, vị trí lắp hộp kiểm tra sao cho thao tác đo kiểm được dễ dàng.
h. Đai san bằng điện áp (Đai chống cảm ứng sét):
– Thông số, vị trí các đai sai bằng điện áp NT tham chiếu các bản vẽ.
k. Chống sét lan truyền cho hệ thống điện:
Hệ thống điện được thiết kế bảo vệ chống sét lan truyền bằng các van thoát sét bố trí trong tủ điện tổng và các tủ phân phối, thông số thiết bị chống sét lan truyền tham chiếu các bản vẽ nguyên lý điện.
j. Kiểm tra:
Việc kiểm tra điện trở tiếp đất phải được thực hiện trước khi lấp đất bãi tiếp địa và nối cọc tiếp đất với dây tiếp đất chính. Quy trình cách thức kiểm tra, thiết bị dùng khi kiểm tra (chủng loại, ký mã hiệu) phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra.
3. Hệ thống cấp, thoát nước:
a. Mục đích sử dụng của công trình, hệ thống cấp nước yêu cầu theo tiêu chuẩn cấp nước cho trường học.
b. Các yêu cầu, nhu cầu sử dụng:
– Yêu cầu về nước thải:
Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại bên trong lô đất của công trình. Sau đó được đưa sang hệ thống xử lý nước thải. Tại đây nước thải được xử lý đạt Tiêu chuẩn nước thải đô thị loại B về môi trường trước khi thoát ra hệ thống cống chung của thành phố.
– Yêu cầu về thoát nước mưa:
Nước mưa từ các Tầng mái được thu vào qua nhiều ống trục đứng. Xuống phía dưới sẽ có các giải pháp thoát nước mưa. Đảm bảo thoát nước triệt để.
c. Khái quát cấu trúc hệ thống:
– Nước cấp từ mạng nước thành phố được đưa vào bể nước ngầm.
– Tại phòng máy bơm chính đặt máy bơm nước sinh hoạt sẽ bơm nước từ bể nước ngầm lên bể nước mái.
– Từ bể nước mái, nước lạnh được dẫn qua các hệ van, ống chính, van giảm áp và các hệ ống nhánh đến các thiết bị dùng nước.
– Đường ống cấp nước dùng loại ống thép tráng kẽm. Các ống nước thải và nước mưa dùng loại PVC class2. ống được lắp đặt trong các trục kỹ thuật, trần giả và ngầm tường, sàn.
– Trong hệ cấp nước lạnh dùng các van, khoá bằng kim loại (đồng thau, inox, gang, đúc…)
– Nước mưa từ các tầng mái được thu vào qua nhiều ống trục đứng. Các ống đứng thoát nước mưa được bố trí chủ yếu ở mặt sau của công trình. Và đi dọc xuống thoát vào hệ thống rãnh thoát nước ngoài nhà. Đảm bảo thoát nước triệt để. Tại các vị trí qua giằng móng đặt sẵn 2 ống thép D110.
CHƯƠNG IV
CÁC YÊU CẦU VỀ CHỦNG LOẠI, CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ
(KÈM THEO CÁC TIÊU CHUẨN VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ)
I. YÊU CẦU VẬT TƯ, VẬT LIỆU, THIẾT BỊ:
1. Yêu cầu vật liệu trong công tác xây lắp:
a. Tất cả các chủng loại vật tư vật liệu của công trình phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Khuyến khích các NT sử dụng các loại vật liệu được đánh giá là tốt hơn yêu cầu trên để đưa vào công trình. Các loại vật liệu phải có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ các chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn do cơ quan có chức năng của Việt Nam cấp. Vật tư vật liệu trước khi đưa vào công trình phải có sự theo dõi, kiểm tra, đồng ý phê duyệt của tư vấn giám sát bằng văn bản.
b. Nguồn cung cấp vật tư vật liệu cho công trình NT khai thác từ nguồn tại địa phương Nếu NT thấy nguồn cung cấp nào có lợi và phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
c. Vật liệu khác: Phải đảm bảo đúng kích thước, chủng loại theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế và theo Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt nam, phù hợp và đồng bộ với vật liệu chính do nhà sản xuất cung cấp.
d. Bảng yêu cầu về vật liệu cung cấp cho công trình: Bảng dưới đây chỉ là hướng dẫn (dùng cho một số loại vật liệu chính), Nhà thầu đảm bảo các yêu cầu về cung cấp như ghi ở các mục (a, b, c) điều này: (Nguồn gốc xuất xứ ghi ở cột chỉ là hướng dẫn, NT có thể khai thác từ các nguồn gốc khác tương đương)
STTLọai vật tư, vật liệuQuy cách và kỹ thuậtNguồn gốc xuất xứ
(1)(2)(3)(4)
………….
2. Về thiết bị thi công:
a. Nhà thầu liên danh có các máy thi công như: Máy đào, máy trộn, máy đầm các loại, ô tô tự đổ, máy gia công kim loại và các máy khác phục vụ thi công công trình. Những thiết bị xe máy đưa vào công trình đều là loại được lựa chọn có công suất và tính năng phù hợp, chất lượng còn tốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
b. Nhà thầu căn cứ vào tiến độ thi công và biểu đồ sử dụng máy móc thi công để bố trí sử dụng dụng máy móc cho phù hợp. Căn cứ vào mức độ đáp ứng và sự phù hợp sử dụng máy móc trong công tác thi công đó để đánh giá cho điểm.
II. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VÀ YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ VẬT LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH:
1. Các tiêu chuẩn:
– Áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam cho thi công và nghiệm thu công trình. Nếu có tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng vào công trình thì được chỉ định rõ trong hồ sơ thiết kế.
– Đối với các công tác khác không có quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam sẽ theo yêu cầu hoặc chỉ dẫn cụ thể trong bản vẽ thiết kế (kể cả theo các tiêu chuẩn nước ngoài). Những mục không ghi rõ trong hồ sơ bản vẽ thiết kế thì NT có ý kiến bằng văn bản để cơ quan thiết kế trả lời cụ thể.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngoài việc phải tuân theo các yêu cầu nêu trong yêu cầu kỹ thuật này, Nhà thầu tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam về:
a. Tiêu chuẩn về kiến trúc:
1. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
2. TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
3. TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
b. Tiêu chuẩn VN về vật liệu được áp dụng:
1. TCVN -6260 -1997 – Xi măng POOC -LĂNG.
2. TCVN -4787 -1989 – Xi măng phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
3. TCVN -4487 -1989 – Phương pháp làm mẫu và thử xi măng.
4. TCVN -971 -1989 – Bê tông nặng.
5. TCVN -5440 -1991 – Bê tông -Kiểm tra và đánh giá độ bền.
6. TCVN -5674 -1992 – Vữa xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật.
7. TCVN -4453 -1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu.
8. TCVN – 5718 -1995 – Mái bê tông, kết cấu cốt thép trong xây dựng -yêu cầu kỹ thuật chông thấm mới.
9. TCVN -6025 -1995 – Bê tông phân mác theo cường độ.
10. TCVN -7575 -2006 – Yêu cầu Kỹ thuật về cốt liệu cho BT và vữa.
c. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về kết cấu công trình:
1. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
2. TCVN -356 -2005 – Về kết cấu bê tông và BT cốt thép.
3. TCVN – 267 – 2002 – Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, lắp đặt và nghiệm thu.
4. TCXD -229 -1999 – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trong gió theo TCVN -2737 -1995.
5. TCXD -204 -1998 – Bảo vệ công trình xây dựng -Phòng chống mối cho công trình mới.
6
8. TCVN -2737 -1995 – Tải trọng và tác động.
9. TCVN – 5575 – 1991 – Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
10. TCVN – 40 – 1987 – Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán.
d. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác khảo sát đo đạc:
1. TCVN -3972 -1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
2. TCVN -4419 -1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
3. TCVN -4447 -1987 – Công tác đất trong xây dựng công trình.
4. TCXD -149 -1997 – Nhà cao tầng -Công tác khảo sát địa kỹ thuật.
5. TCXD — 203 -1997 – Nhà cao tầng -Kỹ thuật đo đạc phục vụ công trình.
e. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
1. TCVN -2287 -1978 – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
2. TCVN -3254 -1989 – An toàn cháy -Yêu cầu chung.
3. TCVN -5308 -1989 – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
4. TCVN -2622 -1995 – Phòng cháy chữa cháy.
f. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về điện:
1. TCVN -4756 -1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
2. TCXD -16 -1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
3. TCXD -29 -1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
4. 11 -TCN -18 -1984 – Quy định chung về trang bị điện.
5. 11 -TCN -19 -1984 – Quy định về hệ thống đường dẫn điện.
6. 11- TCN -20 -1984 – Quy phạm về bảo vệ và tự động, thiết bị phân phối và trạm biến áp.
7. 20 -TCN -25 và 27 -1991 – Đặt đương dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -Tiêu chuẩn thiết kế.
8. Tiêu chuẩn IEC -346 và 479 – Về thiết bị điện.
g. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về cấp, thoát nước:
1. TCVN -A474 -1987 – Thoát nước bên trong.
2. TCVN -4513 -1987 – Cấp nước bên trong.
3. 20 -TCN -51 -1984 – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
4. 20 -TCN -33 -1995 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị.
5. Các tài liệu về thiết bị WC và đun nước nóng của Nhật, Mỹ.
6. Các tài liệu về thiết bị xử lý nước thải của Nhật, CHLB Đức.
h. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về Chống sét:
1. TCVN -4576 -1986 – Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của
Việt Nam.
2. TCN -68 -174 -1988 – Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu điện.
3. 20 -TCN -46 -1984 – Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
4. NF -C17 -102 -1995 – Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
5. Tiêu chuẩn nối đất chống sét của Singapore.
6. Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.
2. Xi măng:
– Xi măng dùng để thi công là xi măng Pooclăng theo tiêu chẩn xi măng Pooclăng TCVN 2682 -92.
– Tại mọi thời điểm NT phải cung cấp các chứng chỉ xác nhận của Nhà sản xuất xi măng kèm theo phiếu kiểm định chất lượng về lô xi măng được đưa tới hiện trường đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng. Phiếu kiểm định chất lượng này phải do một đơn vị phân tích kiểm nghiệm vật liệu xây dựng có đủ tư cách pháp nhân theo quy định và được CĐT chấp thuận theo TCVN-139-91( Xi măng, các tiêu chuẩn để thử xi măng).
– Xi măng cần phải được bảo quản để đảm bảo chất lượng, Nếu CĐT và kỹ sư giám sát thi công phát hiện xi măng có hiện tượng bị giảm chất lượng, NT phải thay thế và chịu mọi phí tổn. Không dùng xi măng đã xuất xưởng quá 60 ngày.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈