Quan trắc biến dạng công trình là công tác rất quan trọng và rất cần thiết để đánh giá khả năng làm việc hiệu quả và độ ổn định của chất lượng nền móng so với các giá trị đã được tính toán theo thiết kế nhằm đảm bảo công trình vận hành tối ưu và an toàn nhất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng làm việc một cách hiệu quả và bền vững theo thời gian.
1. Các phương pháp quan trắc biến dạng công trình
Quan trắc biến dạng công trình bao gồm các phương pháp thực hiện sau:
Quan trắc lún
Quan trắc ngang
Quan trắc nghiêng
Vai trò của công tác quan trắc biến dạng công trình
Quan trắc biến dạng công trình có vai trò đặc biệt quan trọng cho một dự án xây dựng sau khi hoàn tất thi công và chuẩn bị đưa vào sử dụng – Các số liệu quan trắc và các biểu hiện bên ngoài chứng minh khả năng hoạt động ổn định và bình thường của các kết cấu trên công trình là điều kiện tiên quyết để Chủ đầu tư được cấp giấy chứng nhận công trình đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực.
Điều kiện này được ghi rõ tại mục II.3 theo thông tư 16/2008/TT – BXD được ban hành vào ngày 11/00/2008 của Bộ xây dựng về hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Quy định của nhà nước về việc bắc buộc thực hiện công tác quan trắc biến dạng công trình
Theo chỉ thị số 07/2007/CT – BXD ngày 05 tháng 11 năm 2007 chỉ thị về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng, Bộ xây dựng yêu cầu các đơn vị liên quan như sau:
a) Đối với UBND các tỉnh, TP:
Kiểm tra hệ thống quan trắc biến dạng của công trình và công trình lân cận. Yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện nghiêm túc yêu cầu này khi thấy không thực hiện đầy đủ.
b) Đối với Chủ Đầu tư xây dựng công trình:
Yêu cầu nhà thầu lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận trong quá trình thi công xây dựng
c) Đối với Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận. Khi có dấu hiệu bất thường phải tạm dừng thi công và báo cho chủ đầu tư để tìm biện pháp xử lý, nếu cố tình không thông báo để gây ra sự cố thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
2.Các phương pháp quan trắc lún phổ biến
– Phương pháp đo cao hình học;
– Phương pháp đo cao lượng giác;
– Phương pháp đo cao thủy tĩnh;
– Phương pháp chụp ảnh.
Phương pháp quan trắc đo độ lún của nhà và công trình được sử dụng phổ biến là phương pháp đo cao hình học. Quy trình kỹ thuật để đo và xác định độ lún theo phương pháp này đã được nêu trong TCVN 9360:2012.
Các phương pháp quan trắc lún đo chuyển dịch ngang của công trình:
Để đo chuyển dịch ngang nhà và công trình có thể sử dụng riêng biệt một trong các phương pháp quan trắc lún công trình sau hoặc sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
– Phương pháp hướng chuẩn;
– Phương pháp đo góc – cạnh.
1. Đo chuyển dịch ngang theo phương pháp hướng chuẩn thực chất là đo khoảng cách từ các điểm kiểm tra đến mặt phẳng thẳng đứng (hướng chuẩn) tại các thời điểm khác nhau bằng phương pháp đo góc nhỏ hoặc phương pháp bảng ngắm di động.
2. Trong trường hợp không thể thành lập được hướng chuẩn để quan trắc chuyển dịch ngang cần sử dụng một số phương pháp sau:
– Phương pháp giao hội góc, giao hội cạnh hoặc giao hội góc – cạnh;
– Phương pháp tam giác;
– Phương pháp đường chuyền đa giác.
+ Sai số giới hạn cho phép khi đo chuyển dịch ngang được quy định như sau: ± 1 mm đối với công trình xây dựng trên nền đá gốc; ± 3 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất cát, đất sét và các loại đất đá chịu nén khác; ± 5 mm đối với các loại đập đất đá chịu áp lực cao; ± 10 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất đắp, đất bùn chịu nén kém và ± 15 mm đối với công trình bằng đất đắp.
– Yêu cầu độ chính xác khi đo chuyển dịch ngang đối với các công trình đặc biệt được tính toán riêng trên cơ sơ thiết kế kỹ thuật và công nghệ của từng công trình;
– Trong trường hợp chưa xác định trước được hướng chuyển dịch của công trình thì phải quan trắc theo hai hướng vuông góc với nhau.
Phương pháp quan trắc lún đo độ nghiêng công trình:
1. Độ chính xác cần thiết khi đo độ nghiêng công trình phụ thuộc vào loại công trình, chiều cao, chiều dài của công trình. Sai số cho phép đo độ nghiêng của các công trình không được vượt quá quy định sau đây:
– Đối với nền bệ móng lớn, máy liên hợp: 0,000 01 x L
– Đối với tường của các công trình công nghiệp và dân dụng : 0,000 1 x H;
– Đối với ống khói, tháp, cột cao:0,000 5 x H.
trong đó:
L là chiều dài của nền bệ;
H là chiều cao của công trình.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể của khu vực, chiều cao của công trình và độ chính xác cần thiết để lựa chọn các phương pháp đo độ nghiêng sau đây:
– Phương pháp tọa độ;
– Phương pháp đo góc ngang;
– Phương pháp đo góc nhỏ;
– Phương pháp chiếu đứng;
– Phương pháp đo khoảng thiên đỉnh nhỏ.
Quan trắc lún đo vết nứt công trình:
1. Việc đo có hệ thống sự phát triển của các vết nứt ngay từ khi chúng xuất hiện trên kết cấu nhà và công trình nhằm đánh giá các đặc trưng về biến dạng và mức độ nguy hiểm đối với quá trình sử dụng công trình.
2. Khi đo vết nứt theo chiều dài cần tiến hành theo các chu kỳ cố định, đánh dấu vị trí và ngày quan trắc.
3. Khi đo vết nứt theo chiều rộng cần phải sử dụng các dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dùng, đánh dấu vị trí và ngày quan trắc lún công trình của các chu kỳ.
4. Khi chiều rộng của vết nứt lớn hơn 1 mm cần phải đo chiều sâu của nó.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈